Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Thông suốt, kịp thời, hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/11/2023 | 1:52:56 PM

YênBái - Triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), trong 2 năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo, điều hành với quyết tâm chính trị cao và nỗ lực thực hiện tốt.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang đi vào đời sống thực tế ở cơ sở và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên trao đổi về ứng dụng các tiện ích phục vụ đời sống thường nhật từ sử dụng điện thoại thông minh. (Ảnh: Mạnh Cường)
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang đi vào đời sống thực tế ở cơ sở và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Trong ảnh: Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên trao đổi về ứng dụng các tiện ích phục vụ đời sống thường nhật từ sử dụng điện thoại thông minh. (Ảnh: Mạnh Cường)

Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các CTMTQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các địa phương và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của các ngành đồng thời được lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt. 

Ban chỉ đạo các CTMTQG giai đoạn 2021 - 2025 từ tỉnh đến cơ sở đã được thành lập, kịp thời kiện toàn đồng bộ theo quy định với cơ cấu thành phần bảo đảm cho việc chỉ đạo thực hiện. Các thành viên ban chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn với nhiệm vụ của các ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội. Ủy ban nhân dân các cấp đã nghiêm túc thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG, đúng quy định. 

Ban chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể, địa bàn phụ trách cho từng thành viên và thành lập các tổ công tác, tổ giúp việc để tham mưu thực hiện các chương trình. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và Văn phòng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn, có 150/150 xã đã bố trí công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới, bảo đảm theo quy định. 

Tại các xã, ban quản lý cấp xã, ban giám sát đầu tư cộng đồng, ban phát triển thôn đảm bảo số lượng, thành phần, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Do đó, công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp triển khai thực hiện các CTMTQG cơ bản thông suốt, không chồng chéo. 

Ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Để triển khai kịp thời và có hiệu quả, Huyện ủy Mù Cang Chải đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/HU ngày 15/8/2022 về tăng cường sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền trong tổ chức thực hiện các CTMTQG trên địa bàn huyện đến năm 2025. UBND huyện đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo, kiện toàn Ban Chỉ đạo, phân công rõ nhiệm vụ cho các thành viên từ huyện đến xã, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các cơ quan chuyên môn của huyện với các xã trong tham mưu tổ chức, triển khai thực hiện”. 

Quá trình thực hiện các CTMTQG trong 2 năm qua trên địa bàn tỉnh cho thấy, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành liên quan từ xây dựng các kế hoạch triển khai, đề xuất, tổng hợp, thẩm định phân bổ vốn đến tổ chức triển khai, giải ngân, kiểm tra, giám sát. 

Các ngành chủ quản chương trình, các địa phương đã bám sát văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành của Trung ương, của tỉnh để tham mưu ban hành các nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Các thành viên ban chỉ đạo, các cấp, các ngành, các địa phương đã quan tâm theo dõi, kiểm tra, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc để chủ động hướng dẫn giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền. UBND tỉnh và UBND cấp huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị để nắm bắt, chỉ đạo và phân công các cơ quan, đơn vị, cán bộ hướng dẫn thực hiện đồng thời chỉ đạo tổng hợp những vướng mắc, kiến nghị trình cấp có thẩm quyền giải quyết. 


Nhân dân xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa kênh mương nội đồng. 

Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện thuộc trách nhiệm của các cấp, các ngành được ban hành cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, giúp các tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, góp phần hoàn thành mục tiêu các chương trình đề ra.

Phân bổ vốn các CTMTQG thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức được Quốc hội và HĐND tỉnh quy định, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thành phần và phù hợp với thực tế của các địa phương. 

Công tác bố trí vốn đối ứng bảo đảm tỷ lệ theo quy định cùng với có nhiều giải pháp huy động, lồng ghép các nguồn lực, sự tham gia đóng góp của người dân, cộng đồng, doanh nghiệp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các CTMTQG được UBND các cấp, các ngành quan tâm triển khai. Các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng tích cực kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn nên việc triển khai các dự án đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ. 

Qua 2 năm thực hiện các CTMTQG, tỉnh Yên Bái đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của các tổ chức và nhân dân, mang lại những kết quả quan trọng bước đầu. Kết quả này đã thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo, trật tự an toàn xã hội ổn định, xây dựng nông thôn mới ngày càng bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái chương trình mục tiêu quốc gia hộ nghèo nông thôn mới dân tộc thiểu số kinh tế xã hội

Các tin khác
Cán bộ BHXH huyện Lục Yên tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế cho người dân xã Khánh Thiện ngay trên đồng ruộng.

Nhiều điểm mới của Nghị định 75 đã mở rộng điều kiện tiếp cận và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) như mở rộng nhóm đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT; tăng hỗ trợ mức đóng, mức hưởng khám chữa bệnh (KCB) BHYT cho một số nhóm đối tượng…

Trên 2.670 chị em phụ nữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái được đào tạo nghề trong nửa nhiệm kỳ qua.

Các lớp đào tạo nghề cho phụ nữ tập trung vào: kỹ thuật nấu ăn, chăm sóc sắc đẹp, may mặc, may công nghiệp và các nghề phục vụ cho sản xuất...

Phường Nam Cường ngày càng nhiều hộ gia đình có cảnh quan đẹp, hoa nở rực rỡ bốn mùa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tấm biển mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” đã trở thành niềm tự hào của nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đó không chỉ là kết quả từ sự chăm chút cho không gian sống xanh, sạch đẹp, khang trang của mỗi người dân mà còn góp phần nâng “chất” trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu.

Ảnh minh họa

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện việc trả lương, trả thưởng cho công nhân, lao động vào dịp Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục