Người lao động đi muộn, về sớm, doanh nghiệp có được trừ lương?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/11/2023 | 7:22:10 AM

Hiện hình thức trừ lương khi người lao động đi muộn, về sớm đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy hành vi này có phù hợp quy định pháp luật?

Doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương khi người lao động đi muộn, về sớm (Ảnh minh họa)
Doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương khi người lao động đi muộn, về sớm (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 124 Bộ Luật Lao động năm 2019, các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải. 

Tại Điều 102 Bộ Luật Lao động quy định người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

Đồng thời, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. 

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 127 bộ luật này, hành vi phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Căn cứ các quy định trên, khi người lao động đi muộn, về sớm, doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương.

Trường hợp doanh nghiệp trừ lương người lao động không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền theo quy định khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Mức phạt tiền này được áp dụng đối với các hành vi vi phạm là cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp thì hành vi cố ý trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể áp dụng mức phạt lên đến 80 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP là buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Một đoạn sông Chảy giáp ranh tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ảnh: Tiến Dũng

Khoảng 14 giờ 35 phút, ngày 15/11/2023, một vụ lật thuyền xảy ra trên sông Chảy qua địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) khiến 1 người chết.

BHXH huyện Chương Mỹ tuyên truyền để người lao động hiểu rõ những thiệt thòi nếu rút BHXH một lần.

Trước tình trạng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục tăng trong 10 tháng năm 2023, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội tăng cường tuyên truyền để giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh.

Thượng úy Trần Trung Hiếu, cán bộ Công an xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Quá trình bắt giữ đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, Thượng úy Công an xã ở Hà Tĩnh bị đối tượng dùng kéo đâm vào cổ và vùng ngực. Mặc dù được đội ngũ y bác sĩ cứu chữa tận tình nhưng do vết thương quá nặng, đồng chí đã hi sinh.

Lớp đào tạo nghề điện tại Trường Trung cấp Nghề huyện Lục Yên

Hàng năm, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho trên 20.000 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 5.000 cho lao động nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục