Mối nguy hại từ đồ ăn vặt cổng trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/11/2023 | 1:42:24 PM

YênBái - Đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, không nhãn mác trước cổng trường luôn là vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh tuy đã được cảnh bảo, nhắc nhở nhiều nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.

Để giải quyết tình trạng đồ ăn vặt cổng trường sự hợp tác giữa các bên liên quan là cần thiết. Ảnh minh họa
Để giải quyết tình trạng đồ ăn vặt cổng trường sự hợp tác giữa các bên liên quan là cần thiết. Ảnh minh họa

Giờ tan học tại các cổng trường, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh tụ tập thành từng nhóm mua quà vặt. Những thứ học sinh thường mua khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Chẳng hạn như cái gọi là que cay, nem tôm thịt hổ, thạch dừa… thì đều không có nhãn mác hoặc toàn chữ Trung Quốc. 

Một học sinh lớp 6 trên địa bàn thành phố Yên Bái chia sẻ: "Em cũng không rõ đó là thứ gì nhưng mua 2.000 đồng, ăn thấy dai, ngọt, cay, mặn…”. 

Giá của những đồ ăn vặt này cũng rất "vừa túi tiền” với học sinh, chỉ 1.000 - 5.000 đồng mỗi loại. Theo các chuyên gia y tế, một trong những nguy hại chính từ đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc là vấn đề về an toàn thực phẩm.

 Với việc không biết chính xác nguồn gốc và quá trình sản xuất của những loại đồ ăn này, tỷ lệ ô nhiễm và nhiễm độc trong thực phẩm tăng lên. Các em học sinh có thể tiếp xúc với các chất phụ gia không an toàn cũng như vi khuẩn gây bệnh. 

Điều này có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Thông thường trẻ em thường thích những thứ có nhiều màu sắc, vui mắt mà không thể nhận biết được hàng hóa đó có độc hại, nguy hiểm, hết hạn sử dụng hay không. 

Do đó, trẻ rất dễ bị mắc lừa mua phải các loại đồ ăn độc hại, kém chất lượng. Bên cạnh đó, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc cũng góp phần vào vấn đề lạm phát chất dinh dưỡng. Thay vì tiêu thụ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho sự phát triển của cơ thể, các em thường ưu tiên lựa chọn đồ ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng. 

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất xơ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của các em. 

Học sinh ít nhiều đã được học về an toàn thực phẩm, phụ huynh cũng nhận thức rất rõ vấn đề mất an toàn vệ sinh, ngộ độc thực phẩm từ sản phẩm trôi nổi ngoài cổng trường. Thế nhưng, thực tế vẫn có muôn vàn tình huống để khó có thể "nói không” với đồ ăn vặt cổng trường.

Được biết, các ngành chức năng của Yên Bái cũng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất, xử lý và tịch thu tiêu hủy nhiều sản phẩm đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc tại các cổng trường; đồng thời, gửi cảnh báo đến nhà trường, học sinh và phụ huynh. Tuy vậy, để giải quyết vấn đề này, sự hợp tác giữa các bên liên quan là cần thiết. 

Đặc biệt là cần trang bị cho các em kiến thức phân biệt các sản phẩm có nguồn gốc và không có nguồn gốc. Trường học cần tăng cường giáo dục và nhận thức về an toàn thực phẩm cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Cung cấp thông tin về lợi ích của chế độ ăn uống lành mạnh và giúp các em hiểu rõ về nguy hại của đồ ăn không rõ nguồn gốc. 

Trường học cần hợp tác chặt chẽ với phụ huynh để đảm bảo an toàn thực phẩm. Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho phụ huynh về việc lựa chọn và chuẩn bị thực phẩm an toàn; đồng thời, khuyến khích phụ huynh tham gia vào quá trình giám sát và kiểm tra đồ ăn tại cổng trường. 

Ngoài ra, cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan cần tăng cường kiểm tra và giám sát việc buôn bán đồ ăn vặt tại cổng trường học…

Thanh Ba

Các tin khác
Đồng chí Trần Ngọc Luận - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy dự sinh hoạt và phát biểu ý kiến tham mưu, chỉ đạo tại Chi bộ thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên.

Thực hiện Quyết định số 156-QĐ/TU ngày 23/02/2021 của Tỉnh ủy về công tác phụ trách, theo dõi, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và Kế hoạch số 115-KH/TU ngày 28/02/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023, từ đầu năm đến nay, Văn phòng Tỉnh ủy (VPTU) luôn quan tâm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ thoát nghèo tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đạt được kết quả thiết thực.

Nhân dân xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên thu gom rác thải vệ sinh môi trường nông thôn.

Khâu đột phá chiến lược được Ban Chấp hành Đảng bộ xã tập trung trong 3 năm gần đây là việc ban hành 12 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xây dựng đô thị trung tâm xã.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức truyền thông sinh đẻ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu.

Các hoạt động của Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” được các cấp hội phụ nữ tỉnh Yên Bái lồng ghép triển khai hiệu quả trong các nhiệm vụ và hoạt động phong trào Hội, đặc biệt trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Cán bộ Tòa án Nhân dân thành phố Yên Bái thường xuyên có các phiên hòa giải vụ án ly hôn với người có quyền lợi liên quan

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, tỷ lệ ly hôn ở giới trẻ chiếm tỷ lệ khá cao, phần lớn dưới 35 tuổi, nhiều trường hợp chưa tới 30. Tính trung bình mỗi tháng toàn tỉnh có 150 vụ ly hôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục