YênBái - Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh đã chủ động, kịp thời triển khai các hoạt động TGPL cho người dân tại Mù Cang Chải và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
|
Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trao đổi nghiệp vụ.(Ảnh minh họa)
|
Huyện Mù Cang Chải có 89,4% dân số là người dân tộc Mông với tổng số nhân khẩu 68.800 người. Tình hình vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực ma túy, bảo vệ phát triển rừng, hôn nhân và gia đình… trong cộng đồng người Mông còn xảy ra. Đời sống khó khăn, hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Vì vậy, nhu cầu cần được TGPL của người dân là rất lớn.
Thời gian qua, Trung tâm TGPL tỉnh đã có nhiều hoạt động TGPL có hiệu quả, truyền thông tới các bản lảng, tổ dân phố và tham gia 100% các vụ án hình sự bị can là người dân tộc Mông, người nghèo ở Mù Cang Chải. Tuy nhiên, thực tiễn công tác TGPL và truyền thông pháp luật cho người dân hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Đỗ Viết Khoa - Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh cho biết: "Mù Cang Chải có đến gần 50% người dân không biết tiếng phổ thông, nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế; công tác truyền thông pháp luật về TGPL đa số phải phiên dịch nên việc tiếp cận dịch vụ còn nhiều vướng mắc; tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan pháp luật, đặc biệt là phụ nữ người Mông. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền cơ sở các xã trên địa bàn chưa quan tâm đúng mức; người dân chưa chủ động tìm đến các dịch vụ TGPL khi cần..”.
Khắc phục khó khăn đó, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với UBND huyện tổ chức nhiều đợt truyền thông về TGPL để giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, người thực hiện TGPL và giới thiệu các nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu như: dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân và gia đình; các chế độ chính sách, bảo trợ xã hội…
Đồng thời, biên tập, in ấn và cấp phát miễn phí hơn 10.000 tờ rơi, tờ gấp, tài liệu pháp luật liên quan đến các lĩnh vực pháp luật thiết yếu; nâng cấp, cải tiến đường dây nóng tiếp nhận thông tin về yêu cầu TGPL của người dân nói chung và người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nói riêng.
Trung tâm đã rà soát, cập nhật danh sách người thực hiện TGPL niêm yết tại trụ sở UBND các xã; lắp đặt bảng thông tin, hộp tin về TGPL tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại Tạm giam Công an tỉnh nhằm giúp cho người được TGPL trong đó có người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo dễ dàng tiếp cận dịch vụ TGPL miễn phí.
Nhờ đó, 100% người dân tộc thiểu số được TGPL khi có yêu cầu, giúp người dân bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế phát sinh mâu thuẫn, giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng và hỗ trợ chính quyền cơ sở ổn định trật tự xã hội.
Bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, TGPL được xác định là chính sách ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
|
Anh Dũng
Tags
Yên Bái
trợ giúp pháp lý
vùng cao
dân tộc thiểu số
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái vừa tổ chức Cuộc thi tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Lục Yên năm 2023 tại Trường THPT Hoàng Văn Thụ.
Cơ quan chức năng tỉnh Long An đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy kho chứa đồ cũ khiến một người đàn ông tử vong trong lúc cố dập lửa.
Do ngày 1/1/2024 là thứ Hai, cộng với hai ngày cuối tuần, nên dịp Tết Dương lịch 2024 người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp.
Rất nhiều hủ tục tồn tại ở vùng cao như: không đưa người chết vào quan tài; hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, người nhà ốm, bệnh nặng không đưa đi bệnh viện ngay để ở nhà mời thầy về cúng ma. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều năm qua, một số hủ tục đã dần được loại bỏ.