Năm 2024, cán bộ, viên chức có thể làm việc đến 66 tuổi mới nghỉ hưu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/2/2024 | 9:13:10 AM

Những viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao một số ngành đặc thù được phép nghỉ hưu ở tuổi 66.

Những viên chức trình độ cao có thể làm việc đến 66 tuổi nếu đơn vị công tác của họ có nhu cầu (Ảnh minh họa)
Những viên chức trình độ cao có thể làm việc đến 66 tuổi nếu đơn vị công tác của họ có nhu cầu (Ảnh minh họa)

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, từ năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp cán bộ, viên chức được phép nghỉ hưu cao hơn tuổi nghỉ hưu quy định.

Viên chức trong đơn vị sự nghiệp

Tại các đơn vị sự nghiệp công lập cần nhân sự có chuyên môn cao được tạo điều kiện để giữ lại những nhân sự lớn tuổi, trình độ cao.

Do đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP cho phép áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Theo nghị định trên, viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định về tuổi nghỉ hưu nhưng không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu.

Viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu đơn vị mà viên chức này công tác có nhu cầu. Đồng thời, viên chức phải đảm bảo có đủ sức khỏe; không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Quy định này chỉ được áp dụng với 4 nhóm viên chức cụ thể được quy định tại Điều 2 Nghị định số 50/2022/NĐ-CP.



Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng. Như vậy, trong năm 2024, những viên chức thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định có thể làm việc đến năm 66 tuổi (đối với lao động nam) và 61 tuổi 4 tháng (đối với lao động nữ).

Trong thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Ngoài viên chức có trình độ chuyên môn cao, các cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cũng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo quy định tại Nghị định số 83/2022/NĐ-CP. Quy định này được áp dụng cho 2 nhóm cán bộ, công chức.



Đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm 1, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi. Đồng thời, những cán bộ, công chức trên khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm 2, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

(Theo Dân trí)

Các tin khác

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiến nhanh nhất trên thế giới về tăng Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 46% thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ tăng cao nhất thế giới.

Cuốn nhật ký của liệt sĩ Trần Trung Thực chứa đựng lương tâm và trách nhiệm của một người lính sống, chiến đấu hết mình và là lời nguyện thề trước khi anh về với đất mẹ.

Đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại buổi gặp mặt, trò chuyện với cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành ngày 14/1/2024.

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp tỉnh có trình độ sau đại học đạt từ 30% trở lên, cấp huyện đạt từ 20% trở lên. Đó là một trong những chỉ tiêu trong Chương trình hành động số 205 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết 45 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Thành phố Yên Bái yêu cầu các các phòng, ban, đơn vị, ủy ban nhân dân các xã, phường đảm bảo tuyệt đối công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là tại các di tích lịch sử, đình, đền, chùa, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo...

Đôn đốc triển khai nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái yêu cầu các phòng, ban, đơn vị, ủy ban nhân dân các xã, phường tập trung thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy. Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra cháy, nổ trên địa bàn mình quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục