Giáo họ tự quản về an ninh trật tự ở Cát Thịnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/11/2024 | 8:06:35 AM

YênBái - Mô hình “Giáo họ tự quản về an ninh trật tự” tại thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn ra đời từ nhu cầu cấp thiết phải đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Mô hình tự quản không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội mà còn tiếp thêm sức mạnh cho các phong trào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lãnh đạo xã Cát Thịnh và tổ tự quản về an ninh trật tự Giáo họ Đồng Hẻo tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân.
Lãnh đạo xã Cát Thịnh và tổ tự quản về an ninh trật tự Giáo họ Đồng Hẻo tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân.

Thôn Đồng Hẻo có 101 hộ dân và hơn 600 nhân khẩu, là nơi sinh sống của 75 hộ theo đạo Công giáo. Trước đây, tình hình an ninh ở thôn rất phức tạp. Các tổ chức tôn giáo không chính thống tìm cách lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động trái phép, dẫn đến hiện tượng di cư tự do và xuất cảnh trái phép, để lại nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước thực trạng đó, chính quyền xã Cát Thịnh đã chủ động tìm giải pháp để bảo đảm ANTT. 

Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết: "Chúng tôi nhận ra rằng, để ổn định tình hình, cần có một mô hình sát với thực tế địa phương, nơi mà người dân có thể chủ động trong công tác tự quản và chính quyền đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ”. Từ sự chỉ đạo và hỗ trợ này, mô hình "Giáo họ tự quản về ANTT” đã ra đời, mang đến những thay đổi rõ rệt. 

Mô hình được xây dựng trên tinh thần cộng đồng tham gia và hỗ trợ lẫn nhau. Tổ tự quản do ông Hờ A Chư làm tổ trưởng; thành viên là người địa phương, am hiểu phong tục, tập quán cũng như các quy định của pháp luật. Là một người dân có uy tín trong cộng đồng, ông Chư đã góp phần tích cực vào việc vận động người dân sống và làm việc theo pháp luật, không bị lôi kéo bởi những tổ chức bất hợp pháp. 

Ông Hờ A Chư cho biết: "Chúng tôi thường xuyên tổ chức họp mặt để tuyên truyền, vận động người dân không tham gia vào những tổ chức không chính thống, không xuất cảnh trái phép. Chỉ cần ai đó có ý định rời khỏi địa phương bất thường, chúng tôi ngay lập tức tìm hiểu, báo cáo và can thiệp”. 

Ngoài ra, xã Cát Thịnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên kết hợp với lực lượng công an địa phương. Những buổi gặp gỡ giữa chính quyền và người dân không chỉ là nơi cung cấp thông tin pháp luật mà còn là dịp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp. Thượng úy Hà Văn Chiến - Phó Trưởng Công an xã Cát Thịnh chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ làm công tác giám sát mà còn tạo điều kiện để người dân bày tỏ nguyện vọng. Nhờ sự phối hợp này, ANTT đảm bảo”. 

Kể từ khi mô hình giáo họ tự quản được triển khai, xã đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong việc bảo đảm ANTT. Bên cạnh đó, sức mạnh đoàn kết cộng đồng cũng được phát huy mạnh mẽ. Nhờ tinh thần tự nguyện và ý thức trách nhiệm cao, người dân tích cực tham gia vào công tác giữ gìn ANTT. "Khi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc tự quản và cùng chung tay vì sự an toàn của xóm làng, hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt” - ông Hờ A Chư chia sẻ thêm. 

Những thành quả từ mô hình giáo họ tự quản ở thôn Đồng Hẻo đã khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng rộng rãi. Từ một thôn với nhiều khó khăn, mô hình này đã được nhân rộng ra toàn xã. Mỗi thôn đều có những tổ tự quản với sự tham gia tích cực của người dân. Chủ tịch UBND xã Đinh Trọng Quyết cho biết thêm: "Khi mô hình được nhân rộng, chúng tôi nhận thấy sự đoàn kết lương - giáo ngày càng bền chặt. Những mâu thuẫn nhỏ nếu có cũng nhanh chóng được giải quyết nhờ tinh thần tương trợ và sự hiểu biết lẫn nhau”. Nhờ mô hình này, các mối quan hệ xã hội trở nên gắn kết hơn, người dân ngày càng thấu hiểu và chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ cộng đồng. Không chỉ giữ gìn an ninh, mô hình giáo họ tự quản còn góp phần không nhỏ vào chương trình xây dựng nông thôn mới của xã. 

Đến nay, Cát Thịnh có 5 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến, đến cuối năm, sẽ có thêm 6 thôn khác hoàn thành các tiêu chí đề ra. Thành quả này có được nhờ sự đồng lòng của chính quyền và người dân, trong đó sự hỗ trợ từ các tổ tự quản đóng vai trò quan trọng. Các hoạt động như dọn dẹp vệ sinh, tu sửa đường sá, xây dựng các công trình công cộng được thực hiện với tinh thần trách nhiệm và tự giác cao. 

Mô hình "Giáo họ tự quản về ANTT” ở xã Cát Thịnh không chỉ giúp duy trì sự ổn định mà còn tạo nền tảng cho địa phương sự phát triển bền vững. Đây là cơ sở để nhân rộng ra nhiều địa phương khác của huyện Văn Chấn.

Xã Cát Thịnh hiện có hơn 2.400 hộ dân; trong đó, có 1.700 giáo dân sinh sống tại 16 thôn. Từ năm 2023 đến nay, cả xã không có thêm trường hợp nào bị lôi kéo ra nước ngoài hay tham gia vào các tổ chức đạo lạ bất hợp pháp. Sự ổn định này đã tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, nhân dân yên tâm tập trung sản xuất, làm giàu cho quê hương. 

Trần Ngọc

Tags Giáo họ tự quản an ninh trật tự Cát Thịnh

Các tin khác
Không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, khiến nhiệt độ giảm mạnh.

Đoàn công tác trao tặng nhiều phần quà có giá trị và ý nghĩa cho các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Châu Quế Thượng.

Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ Cục hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Chương trinh “Tình nguyện mùa đông năm 2024 – Xuân tình nguyện năm 2025" với chủ đề “Nâng bước em đến trường – Sưởi ấm bàn tay nhỏ – Nấu ăn cho em” và tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại điểm trường mầm non Ao Ếch, Trường Tiểu học và Tuung học cơ sở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Các em nhỏ Trường Mầm non xã Gia Hội, huyện Văn Chấn nhận sữa từ chương trình.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái vừa phối hợp cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Vì tầm vóc Việt trao tặng 140 thùng sữa với tổng trị giá trên 53,5 triệu đồng cho 336 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn.

Người dân phường Hồng Hà nỗ lực luyện tập văn nghệ chuẩn bị cho Ngày hội ĐĐK.

Gượng dậy sau trận lũ lịch sử, người dân ở phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái đang hướng về Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc với tinh thần phấn khởi, tươi vui, tiết kiệm với hoạt động thiết thực, ấm áp nghĩa tình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục