YênBái - Toàn tỉnh đã có trên 95% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp nghề được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng vào làm việc. Một số người học đã được tham gia các lớp đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
|
Người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái sau khi tốt nghiệp đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề
|
Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn, lao động vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh hiện đạt trên 67,7%, lao động có văn bằng chứng chỉ đạt 36,7%.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động như: chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, và có rất nhiều đề án, kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động.... Hàng năm, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 20.000 người; giải quyết việc làm cho 22.000 lao động; chuyển dịch 7.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Về hiệu quả đào tạo, toàn tỉnh đã có trên 95% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp nghề được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng vào làm việc. Một số người học đã được tham gia các lớp đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, thu nhập bình quân mỗi lao động trong nước khoảng 7-15 triệu đồng/người/tháng, xuất khẩu lao động khoảng 30-50 triệu đồng/người/tháng.
Các học viên tham gia các lớp đào tạo nghề trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đã áp dụng kiến thức vào sản xuất nông lâm nghiệp, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, tạo được việc làm tại chỗ. Đối với đào tạo lĩnh vực phi nông nghiệp, lao động đã tìm việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước; một số lao động tự đứng ra mở cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho mỗi người dân về vai trò, tầm quan trọng về đào tạo nghề; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; tổ chức các lớp đào tạo nghề nông nghiệp gắn với quy hoạch, nhu cầu phát triển nông nghiệp ở từng địa phương. Đồng thời tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; đào tạo nghề theo nhu cầu nhằm giải quyết việc làm sau đào tạo; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động của tỉnh nhằm tăng tỷ lệ lao động sau học nghề tham gia xuất khẩu lao động.
Mạnh Cường
Tags
Yên Bái
đào tạo nghề
việc làm
lao động nông thôn
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã triển khai đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của BHXH tỉnh Yên Bái năm 2024.
Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho 150 học viên.
Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, trước mắt số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị mới hình thành sau khi sắp xếp có thể nhiều hơn quy định, nhưng phải giảm trong 5 năm.
Theo thông tin tại Hội nghị Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam lần thứ 12 khóa VIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024, tổng số đại biểu triệu tập tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là 980 đại biểu.