Văn Chấn chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/1/2025 | 9:38:30 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Văn Chấn đã ghi dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những nỗ lực không ngừng của các cấp ủy Đảng và chính quyền đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng DTTS, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững tại địa phương.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tặng quà động viên người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn tặng quà động viên người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số.


Văn Chấn là nơi sinh sống của 18 dân tộc anh em; trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 65%. Các dân tộc như Thái, Tày, Dao, Mông và Mường không chỉ mang đến sự đa dạng văn hóa mà còn tạo nên bức tranh sinh động về đời sống cộng đồng. Điển hình là các xã Tú Lệ, Gia Hội, Sùng Đô, Nậm Mười, Nậm Lành, nơi văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ và phát huy. 

Bà Phạm Thị Tuyết - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Chấn cho biết: "Việc phát triển cơ sở hạ tầng là trọng tâm trong chiến lược nâng cao đời sống người dân. Hiện nay, toàn bộ các xã có đường ô tô đến trung tâm, với 96% trong số đó được bê tông hóa hoặc nhựa hóa. Hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt và điện lưới cũng được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của người dân. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 92%, nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96% và 97% phòng học đều kiên cố. Các chương trình tín dụng ưu đãi đã trở thành động lực cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 6,31%, một con số ấn tượng cho những nỗ lực không mệt mỏi trong công tác xóa đói giảm nghèo”. 

Văn hóa cũng là một lĩnh vực được huyện đặc biệt chú trọng. Hiện nay, có tới 83% số thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chí văn hóa, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của đời sống văn hóa tại địa phương. Giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của huyện. Việc đầu tư vào cơ sở vật chất trường học đã đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho trẻ em. 

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 99,8%; trong khi tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đều đạt chuẩn. Tính đến cuối năm 2024, huyện có 47/65 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Với 21/24 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và 100% thôn, bản có nhân viên y tế, huyện đã đảm bảo người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế. 

Các chính sách hỗ trợ như cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và người dân vùng khó khăn đã giúp nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Một điểm nhấn quan trọng trong công tác dân tộc là việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Huyện đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền và xây dựng các mô hình mẫu, từ các phiên tòa giả định đến phát hành tài liệu. Những nỗ lực này đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của người dân.

Tuy nhiên, huyện Văn Chấn vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS vẫn còn cao, chiếm hơn 80% tổng số hộ nghèo của huyện. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển kinh tế và giáo dục. Tình trạng tảo hôn và phụ nữ sinh con trước 18 tuổi vẫn còn tồn tại ở một số nơi. Để vượt qua những khó khăn này, năm 2025, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung vào phát triển hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ tư liệu sản xuất và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế. Đồng thời, huyện sẽ nỗ lực nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng và xây dựng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. 

Văn Thông

Tags Văn Chấn dân tộc thiểu số giảm nghèo hộ nghèo mô hình cộng đồng

Các tin khác
Anh Sùng A Dê - Chủ tịch Hội CCB xã Suối Bu đến các thôn thu mua măng tre Bát độ cho nhân dân.

Trong giai đoạn 2019 - 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Suối Bu, huyện Văn Chấn luôn chú trọng xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, triển khai thực hiện Phong trào “CCB gương mẫu” đến toàn thể hội viên CCB để cùng giúp đỡ hội viên nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hội viên để nhân dân học tập làm theo.

Chiến sĩ Hải quân đảo Song Tử Tây luôn hết mình nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Những người lính ở Trường Sa vẫn luôn vững vàng nơi đầu sóng. Bởi trong họ luôn chất chứa một niềm tin, một sự khẳng định, một tình yêu dành cho Tổ quốc thiêng liêng. Niềm tin ấy, tình yêu ấy có được từ trái tim đất liền dành cho biển cả, dành cho những người lính Trường Sa luôn hiên ngang, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng “Trường Sa vì cả nước, cả nước vì Trường Sa”.

Chiều nay - 21/1, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2024 và phát động xoá nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.

Đoàn viên công đoàn cơ sở Ban Dân vận Tỉnh ủy tham gia ký giao ước thi đua năm 2025.

Chiều ngày 20/1, Công đoàn cơ sở Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục