Trạm Tấu tuyên truyền pháp luật tới bản làng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/4/2025 | 2:04:34 PM

YênBái - Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các cấp, ngành, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL đến cơ sở thông qua các cuộc họp xã, thôn bản, hệ thống phát thanh, tờ rơi, tư vấn pháp lý… để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Cán bộ Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
Cán bộ Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.


Ông Vũ Xuân Đặng - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: "Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL, hàng năm, Phòng đã chủ động tham mưu giúp huyện kiện toàn Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện với 26 thành viên và 12 ban tuyên truyền cấp xã, thị trấn với 210 tuyên truyền viên. Đơn vị phối hợp với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt, cuộc họp thôn bản, xã, băng rôn, khẩu hiệu… trong việc thực hiện tốt các quy ước ở khu dân cư trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng, chống mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… Qua đó, giảm thiểu tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn các xã, thị trấn luôn được giữ vững”.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ làm công tác PBGDPL, hàng năm, Phòng đã chủ động phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh mở các lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải viên; kiểm tra việc xây dựng và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn; kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL trong các nhà trường; xây dựng cấp xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật…; phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tổ chức được trên 300 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho trên 24.000 lượt người tham gia tập trung các nôi dung như: Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống ma túy; pháp luật về phòng, chống mại dâm; pháp luật về phòng, chống mua bán người… 

Cán bộ tư pháp từ huyện đến cơ sở còn thành lập nhóm mạng Zalo "Tư pháp Trạm Tấu” kịp thời đăng tải những văn bản mới được ban hành; phối hợp với phòng nghiệp vụ Sở Tư pháp tổ chức 7 hội nghị với trên 200 người là những già làng, trưởng thôn, người có uy tín… về tuyên truyền, vận động dòng họ, người dân trong thôn, bản xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tham gia các tổ hòa giải giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới…; phát huy hiệu quả hoạt động của 15 tủ sách pháp luật với trung bình từ 120 đến 150 đầu sách các loại; đưa vào hoạt động trang Fanpage "Trạm Tấu mến yêu”; phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện xây dựng 179 chuyên mục với gần 500 tin, bài/năm về câu chuyện pháp luật, hướng dẫn pháp luật… được phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tổ chức 10 buổi trợ giúp pháp lý lưu động cho gần 1.000 lượt đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách, người có nhu cầu trợ giúp pháp lý cấp xã; tổ chức Hội thi tìm hiểu về pháp luật, Hội thi tìm hiểu về Bộ luật Hình sự; tổ chức 6 hội thi sân khấu hóa về các nội dung: phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em, tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc… 

Hiện nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong huyện được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ; 95% người dân được tuyên truyền, PBGDPL… Huyện đang duy trì và phát huy hiệu quả 10 mô hình ANTT ở cơ sở gồm: thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, mô hình không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thôn Tàng Ghênh, xã Pá Lau, không có trộm cắp và các tệ nạn xã hội; xã Làng Nhì, tổ tự quản về ANTT; thôn Trống Khua, xã Xà Hồ, mô hình "Camera an ninh”… Đây là những mô hình điểm sẽ được huyện triển khai nhân rộng tới tất cả các thôn, bản trong thời gian tới.

Nhằm tiếp tục tăng cường tuyên truyền PBGDPL, thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện tiếp tục đổi mới tuyên truyền PBGDPL theo hướng mở rộng quy mô thông qua tuyên truyền miệng, các hội thi, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn hòa giải ở cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.

Thạch Phong

Tags Trạm Tấu PBGDPL ANTT tuyên truyền

Các tin khác
Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu.

Để tiếp tục góp phần thực hiện Đề án “Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025”, năm 2025, Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục phát huy hiệu quả của các tổ tự quản tại của phụ nữ tại cộng đồng để thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép...

Hội Phụ nữ phường Pú Trạng triển khai Mô hình “Tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp”.

Đảng bộ phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang tích cực đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc cụ thể hóa chương trình công tác năm. Thông qua tuyên truyền, Phong trào đã được triển khai sâu rộng và lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân; mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, khối dân vận cơ sở đã tập trung xây dựng những mô hình “Dân vận khéo” linh hoạt, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cán bộ NHCSXH thị xã kiểm tra công tác vay vốn tại xã Thạch Lương

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 78/2022/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ đã thực hiện hiệu quả từ nguồn vốn này góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân.

Nhân dân bản Séo Mả Pán, xã Khao Mang giúp gia đình ông Giàng A Thồng làm nhà mới.

Nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, gia đình chính sách, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đang được triển khai nhanh chóng và đạt được những kết quả tích cực. Huyện xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục