Yên Bái đổi mới tư duy trong công tác giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/4/2025 | 8:28:51 AM

YênBái - Những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái đã được các cấp, ngành và người dân tích cực hưởng ứng. Phần lớn các hộ nghèo đã cố gắng phát triển sản xuất, tự tạo việc làm phấn đấu vươn lên thoát nghèo, nhờ đó, tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh đã đạt kết quả quan trọng, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo ngày một nâng lên.

Hội phụ nữ huyện Mù Cang Chải thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các hội viên nghèo phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh: Minh Huyền)
Hội phụ nữ huyện Mù Cang Chải thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các hội viên nghèo phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh: Minh Huyền)

Thực tế chứng minh, quá trình thực hiện công tác giảm nghèo thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể của tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, kế hoạch, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tiễn. Nếu như năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 18,07% thì đến hết năm 2024 còn 5,68%, giảm 12,39% so với cuối năm 2021, bình quân giảm 4,13%/năm, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh (3,3%) là 0,83% và cao hơn so với mục tiêu Trung ương giao (3%) là 1,13%. 

Đối với hai huyện nghèo: Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hai huyện giảm từ 59,09% cuối năm 2021 xuống còn 33,4% vào cuối năm 2024, bình quân mỗi năm giảm 8,56%. 

Trong đó, huyện Trạm Tấu giảm bình quân 6,89%/năm; huyện Mù Cang Chải giảm bình quân 9,45%/năm. Đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số so với tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ 30,36% vào cuối năm 2021 xuống còn 10,03% vào cuối năm 2024, giảm bình quân 6,7%/năm. Riêng năm 2024, số hộ nghèo toàn tỉnh là 12.575 hộ, tương ứng 5,68%; giảm 7.647 hộ, tương ứng giảm 3,48% so với năm 2023; số hộ cận nghèo là 6.612 hộ, tương ứng 2,99%; giảm 2.046 hộ, tương ứng giảm 0,93% so với năm 2023.

Những năm qua, Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, nhất là các địa phương, cơ sở đã đi sâu phân loại các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo của từng nhóm hộ nghèo, gồm: thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu lao động, thiếu vốn, thiếu đất, phương tiện sản xuất, lười lao động, tai nạn rủi ro, thiếu việc làm... 

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu hộ nghèo và các tiêu chí thiếu hụt, các địa phương sẽ lên danh sách các hộ theo thứ tự ưu tiên để đơn vị, ngành cấp tỉnh hỗ trợ, đồng thời phân công đơn vị, ngành địa phương thực hiện đỡ đầu hộ nghèo. Các đơn vị nhận hỗ trợ đi thực tế để tìm hiểu nhu cầu và khả năng thực tế của từng hộ, qua đó có hình thức giúp đỡ phù hợp. Hơn thế, tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách đặc thù để hỗ trợ thêm cho chương trình giảm nghèo, nhưng là tỉnh nghèo nên nguồn lực có hạn. 

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khách quan như biến đổi khí hậu, điều kiện khí hậu thời tiết một số nơi không thuận lợi, dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, một số vùng nông thôn trong tỉnh, đông dân nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp chưa phát triển, tiêu chí hộ nghèo hiện nay không còn phù hợp so với nhu cầu và thực tế đời sống… ảnh hưởng lớn tới công tác xóa đói, giảm nghèo. Yếu tố quan trọng nữa là, một số địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, một bộ phận bà con vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại  do nhận thức chưa sâu sắc về chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, bản thân  chưa thấy được quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm của chính họ.

Thiết nghĩ, với các mục tiêu giảm nghèo bền vững đề ra cho năm 2025 và những năm tiếp theo, các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt tập trung vào các đối tượng là hộ nghèo và cận nghèo, làm thay đổi cách nghĩ của một bộ phận người nghèo, nhất quán quan điểm cho vay chứ không cho không. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương. 

Cùng với hỗ trợ của các chính sách Nhà nước, người nghèo nên suy nghĩ xem tại sao mình nghèo, nhìn mọi người trong thôn xóm làm ăn thế nào để nhận thức, đừng trông chờ vào sự hỗ trợ mà phải mạnh dạn tìm hướng đi thích hợp, mang lại hiệu quả cao; xóa bỏ mặc cảm mình là người nghèo để thực nuôi ý chí vươn lên thoát nghèo thì công tác xóa đói, giảm nghèo mới mang lại hiệu quả bền vững. 

Cùng đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo; phân công trách nhiệm cụ thể cho đội ngũ nắm địa bàn theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo công tác giảm nghèo, nhất là định hướng, giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. 

Trần Minh

Tags Yên Bái giảm nghèo bền vững

Các tin khác
Tuổi trẻ xã Hồng Ca tham gia nhiều công trình, phần việc ở cơ sở.

Với tinh thần “Đoàn kết - bản lĩnh - tiên phong - sáng tạo - khởi nghiệp”, những năm qua, Huyện đoàn Trấn Yên luôn đẩy mạnh các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”… đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.

Từ 12/4, không khí lạnh tràn về gây mưa rét ở miền Bắc. (Ảnh minh họa)

Theo dự báo, từ ngày 12/4, không khí lạnh tràn về gây mưa rét ở miền Bắc, vùng núi cao nhiệt độ thấp nhất dưới 13 độ C.

Chiều 10/4, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục