Sữa công thức có đang “gánh” quá nhiều kỳ vọng?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/4/2025 | 8:38:02 AM

Sữa công thức từ lâu đã quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trẻ nhỏ uống để tăng cân, cao lớn, thông minh. Người già dùng để bồi bổ sức khỏe. Nhưng đôi khi, sữa lại đang “gánh” quá nhiều kỳ vọng vượt xa giá trị dinh dưỡng vốn có.

Sữa công thức – có đang “gánh” quá nhiều kỳ vọng?
Sữa công thức – có đang “gánh” quá nhiều kỳ vọng?

Sữa công thức – có đang "gánh” quá nhiều kỳ vọng?

Trong tâm lý của không ít gia đình, sữa công thức gần như là giải pháp toàn diện cho trẻ nhỏ. Chị Nguyễn Thị Hoàn ở quận Cầu Giấy, Hà Nội có con trai 4 tuổi, cân nặng và chiều cao thấp hơn bạn bè cùng trang lứa. Lo lắng con chậm lớn, chị cho con uống sữa ba lần mỗi ngày, bên cạnh các bữa chính.

"Một ngày cho con uống 3 cốc sữa 180ml vào các bữa phụ, chỉ mong là con tăng cân, tăng chiều cao cho bằng các bạn thôi” – chị Hoàn chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả cũng như mong đợi.

"Các loại sữa tăng trưởng chiều cao… mình đều cho con uống thử hết nhưng cũng thấy tăng chậm lắm. Có gì tốt thì cũng mua hết cho con rồi".

Với chị Nguyễn Linh Chi – một phụ huynh ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – sữa công thức còn được tin tưởng hơn cả sữa tươi: "Tôi luôn luôn nghĩ sữa công thức dành riêng cho trẻ sẽ đủ vi chất, còn sữa tươi thì ai uống cũng được nên bé nhà mình vẫn dùng sữa công thức là chính”

Không chỉ ở trẻ nhỏ, tâm lý "cần uống sữa để khỏe” cũng phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc chọn sữa cho người cao tuổi lại đang chịu ảnh hưởng nhiều bởi quảng cáo và lời truyền miệng hơn là hiểu biết dinh dưỡng.

Dù là sữa công thức hay sữa tươi vẫn là một phần trong chế độ ăn tổng thể. Nhưng khi kỳ vọng bị đẩy lên quá cao, người tiêu dùng quên mất rằng, sữa không phải là giải pháp duy nhất.

Chuyên gia cảnh báo: "Không phải ai cũng cần sữa bột”

Theo BS Bùi Thị Trà Vi, Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: "Sữa là thực phẩm thiết yếu, nhưng việc dùng sữa bột thì không phải ai cũng cần. Với trẻ dưới 1 tuổi, sữa bột là lựa chọn thay thế khi không có đủ sữa mẹ. Nhưng với trẻ trên 1 tuổi và người lớn có chế độ ăn cân bằng, sữa tươi hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu”.

Bác sĩ Vi cho biết, hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa được quảng cáo là "bổ sung vi chất”, thậm chí đến 20 – 30 loại vitamin và khoáng chất. Nhưng không phải cứ nhiều chất là tốt.

"Phần lớn vi chất cần thiết đã có trong thực phẩm tự nhiên. Việc bổ sung dồn dập không đúng cách có thể gây dư thừa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe – nhất là các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.”

Ở trẻ nhỏ, tình trạng uống sữa bột có hàm lượng vi chất cao dễ gây rối loạn tiêu hóa, táo bón kéo dài, hoặc làm lệch khẩu phần ăn. Trẻ dễ "no sữa – đói cơm”, dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng tổng thể.

Vi chất không chỉ có trong… sữa

Một quan niệm sai lầm phổ biến là "muốn bổ sung canxi, sắt, DHA thì chỉ có sữa mới đáp ứng được”. Tuy nhiên, bác sĩ Trà Vi khẳng định: "Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá nhỏ ăn cả xương. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, gan, rau xanh. Vitamin D đến từ ánh nắng. DHA có dồi dào trong các loại cá béo như cá hồi, cá nục, cá mòi…”

Theo bác sĩ Trà Vi, điều quan trọng là người tiêu dùng phải hiểu bản thân đang cần gì và thiếu gì. Việc bổ sung nên dựa trên tư vấn chuyên môn, không nên dùng một cách "phòng xa” bằng sữa bột, khi chưa có nhu cầu thực sự.

"Giá thành sữa phản ánh cả chi phí quảng cáo, thương hiệu, không hẳn là chất lượng dinh dưỡng. Điều cần quan tâm là thành phần, không phải bao bì hay xuất xứ”, BS Trà Vi nhấn mạnh.

Thực tế, nhiều người mua sữa với suy nghĩ thương hiệu ngoại đi đôi với chất lượng tốt, hoặc bị cuốn vào các chiêu trò quảng cáo như: "sữa đặc chế cho trí não”, "sữa tăng chiều cao vượt trội”, "sữa cân bằng miễn dịch”… trong khi các yếu tố này hoàn toàn có thể đạt được thông qua bữa ăn hàng ngày nếu biết sử dụng cân bằng các loại thực phẩm.

(Theo VOV)

Các tin khác
Từ 1/7 năm nay, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ được hưởng mức trợ cấp 500.000 đồng/tháng từ ngân sách nhà nước. (Ảnh minh họa)

Từ 1/7 năm nay, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ được hưởng mức trợ cấp 500.000 đồng/tháng từ ngân sách nhà nước. Chính phủ dự kiến chi 9.600 tỷ đồng mỗi năm cho việc này.

Chương trình Viettel Digital Talent- điển hình cho hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Việc đào tạo đội ngũ lao động không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà cần có sự bắt tay chặt chẽ của doanh nghiệp - nơi trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo. Sự đồng hành giữa hai bên đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Mưa to cục bộ có thể gây ngập úng vùng trũng, thấp.

Dự báo thời tiết 26/4/2025, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa giông, cục bộ có nơi mưa to vào chiều tối và tối. Miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, sắp đón thêm đợt không khí lạnh yếu.

Tối 25/4, "biển người" trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh đã cùng với các lực lượng chiến sĩ diễu binh, diễu hành, cùng tạo nên một bản giao hưởng đặc biệt...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục