Những mái ấm gieo yêu thương

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2025 | 9:09:21 AM

YênBái - Không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Yên Bái đang triển khai mạnh mẽ và hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người có công với cách mạng. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng sự chung tay đóng góp của các nhà hảo tâm và cộng đồng, những ngôi nhà mới khang trang đang được xây dựng, sửa chữa mang lại niềm vui, sự ấm áp và hy vọng cho nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo. Những căn nhà kiên cố được hoàn thiện không chỉ giúp người dân “an cư” mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Nhà tình nghĩa tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Nhà tình nghĩa tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.


Gia đình ông Đàm Quốc Toản ở tổ 9, phường Minh Tân là hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Ông là thương binh hạng 2/4, năm qua lại bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão số 3 khiến nhà cửa ngập úng, tài sản hư hỏng nghiêm trọng. 

Ngôi nhà gỗ cũ kỹ đã xuống cấp. Thấu hiểu hoàn cảnh đó, phường Minh Tân đã vận động xã hội hóa cùng với sự hỗ trợ từ Nhà nước (60 triệu đồng), người thân và phần tích góp của gia đình, xây dựng cho ông Toản một ngôi nhà mới 3 tầng, diện tích 155 m2, trị giá hơn 900 triệu đồng. 

Xúc động trước nghĩa tình nhận được, ông Toản chia sẻ: "Gia đình tôi luôn được các cấp, các ngành và bà con lối xóm quan tâm, sẻ chia. Đặc biệt, dịp này, được hỗ trợ xây nhà mới khang trang, tôi rất phấn khởi”. 

Gia đình ông Trần Ngọc Sơn, thương binh hạng 1/4 ở xã Tuy Lộc vừa được hỗ trợ xây dựng Nhà tình nghĩa theo kế hoạch xóa nhà tạm, dột nát của UBND thành phố Yên Bái. 

Ông Sơn từng phục vụ tại Quân khu 2 bị mù hai mắt do tai nạn rà phá bom mìn năm 1993 tại Sìn Hồ (Lai Châu), nhiều năm qua sống trong căn nhà gỗ xuống cấp nghiêm trọng. Ngôi nhà mới có diện tích 48m2, trị giá hơn 200 triệu đồng được xây dựng theo hình thức "chìa khóa trao tay”. 

Trong đó, Trung ương hỗ trợ 60 triệu đồng, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh 60 triệu đồng, cá nhân đồng chí Vũ Ngọc Anh (Bộ Công an) hỗ trợ 50 triệu đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố 20 triệu đồng và xã Tuy Lộc vận động thêm 32,5 triệu đồng từ các nhà hảo tâm. Công trình dự kiến hoàn thành trong tháng 6. 

Xúc động trước sự quan tâm của các cấp, ông Sơn chia sẻ: "Tôi bị mù cả hai mắt, cuộc sống rất khó khăn, nay được hỗ trợ làm lại nhà, tôi cảm thấy ấm lòng và yên tâm hơn cho tương lai”. 

Gia đình ông Phạm Quốc Tuấn thuộc hộ cận nghèo ở tổ dân phố số 1, phường Yên Thịnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bản thân ông bị khuyết tật, vợ sức khỏe yếu không có khả năng lao động. Hơn 10 năm qua, gia đình sống trong căn nhà gỗ xuống cấp nghiêm trọng. 

Nhờ chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Yên Bái năm 2025, phường Yên Thịnh đã huy động gần 100 người tham gia tháo dỡ, dọn mặt bằng và hỗ trợ ông xây nhà mới rộng 65m2, trị giá hơn 200 triệu đồng.

Trong đó, gia đình đối ứng 20 triệu đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của cán bộ, công chức và nhân dân. Dự kiến, ngôi nhà sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 5… 

Bà Phùng Thanh Vân - Chủ tịch UBND phường Yên Thịnh cho biết: "Những năm qua, phường triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững cho nhân dân. Đặc biệt là việc huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn kiên cố hóa nhà ở. Phường phân công từng cán bộ, công chức cụ thể theo phương châm rõ người, rõ việc, rõ kết quả hoàn thành. Năm 2025, phường phấn đấu không còn hộ nghèo”.

Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng hành đầy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm; cùng tinh thần sẻ chia, gắn bó trong cộng đồng chính là động lực mạnh mẽ để thành phố Yên Bái tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình này trong những năm tiếp theo. 

Mỗi căn nhà được trao đi là một hạt giống yêu thương được gieo trồng, nuôi dưỡng và lan tỏa, từng bước xây dựng thành phố nghĩa tình, không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình phát triển bền vững.

Từ năm 2021 đến 2024, thành phố Yên Bái đã huy động gần 1,9 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa” để xây mới, sửa chữa nhà ở cho 36 hộ người có công và thân nhân liệt sĩ; đồng thời, hỗ trợ 70 hộ nghèo, cận nghèo làm nhà với tổng kinh phí hơn 3,1 tỷ đồng. Riêng sau bão số 3 tháng 9/2024 đã có 203 hộ có nhà bị hư hỏng, sập đổ phải di dời đã được hỗ trợ 8,49 tỷ đồng. Năm 2025, theo Quyết định số 150 ngày 23/1/2025 của UBND tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ 17 hộ (6 nhà xây mới, 11 nhà sửa chữa); trong đó, có 15 hộ người có công, 2 hộ cận nghèo với tổng kinh phí 690 triệu đồng. Kế hoạch sẽ hoàn thành trước ngày 30/6, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn.

Trần Ngọc

Tags Yên Bái xoá nhà tạm nhà dột nát hộ nghèo

Các tin khác
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao đổi với cán bộ, hội viên phụ nữ về phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra cơ hội cho phụ nữ Việt Nam phát huy tài năng, trí tuệ, khát vọng cống hiến cho đất nước. Với trách nhiệm của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ Việt Nam cũng cần xác định rõ tâm thế và sứ mệnh của mình, đoàn kết, chủ động phát huy vai trò trong kỷ nguyên mới.

Thành đoàn Yên Bái, Chi đoàn Cơ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tại Tây Bắc và Liên chi đoàn Cảnh sát cơ động 3 trao hỗ trợ cho gia đình cựu chiến binh Đỗ Văn Đàm ở tổ 3, phường Yên Thịnh.

Thành đoàn Yên Bái thời gian qua luôn chú trọng làm tốt công tác tập hợp đoàn viên, thanh niên và huy động sức mạnh tập thể để triển khai hiệu quả các phong trào tình nguyện, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Hiện có 196 chính sách cụ thể được thực hiện tại vùng DTTS&MN, trong đó có 132 chính sách dân tộc.

Theo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, rất cần xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao (luật, pháp lệnh) để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác dân tộc.

Dù đã có nhiều nỗ lực, song số lượng vụ tai nạn lao động năm 2024 vẫn có chiều hướng gia tăng so với năm trước (Ảnh minh họa)

Dù các cơ quan chức năng đã ban hành các quy trình về an toàn lao động, song quá trình thực hiện, vận hành vẫn còn sự chủ quan, chưa kiểm tra, giám sát, tuân thủ một cách bài bản, đầy đủ. Nhiều trường hợp làm tắt, làm thiếu quy trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục