Điểm sáng trong công tác xoá mù cho phụ nữ vùng sâu
- Cập nhật: Thứ sáu, 7/3/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT – Đây là một buổi học xoá mù chữ mà chị Thắng cùng với 33 chị em dân tộc Dao của 2 thôn Đồng Máy và Đồng Phú xã Việt Cường huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã không quản ngại hôm sớm đều đặn đến lớp với mong muốn biết đọc biết viết, biết tính toán để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Cũng như nhiều phụ nữ dân tộc Dao khác trong thôn Đồng Máy, lập gia đình từ rất sớm, mới ngoài 30 tuổi đã có hai mặt con, cuộc sống gia đình khó khăn, cả hai vợ chồng đều không biết chữ, ngại va chạm, nên gia đình chị cứ mãi lấn bấn trong cảnh đói nghèo.
Từ chỗ không biết đọc biết viết, qua lớp học chị Thắng đã biết tính toán, dạy con học bài và điều quan trọng là chị đã biết sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả trong phát triển kinh tế gia đình.
Còn đây là một mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Triệu Thị Chung thôn Đồng Máy. Nếu chỉ nhìn bề ngoài ít ai có thể nghĩ rằng người phụ nữ 50 tuổi đời này cũng vừa mới biết đọc biết viết.
Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Triệu Thị Chung, thôn Đồng Máy, xã Việt Cường.
Từng nhiều năm là hội viên tích cực trong các phong trào của hội phụ nữ thôn, xã, chị và các chị em phụ nữ khác trong các chi hội không quản ngại gian khó với các phong trào. Song mỗi khi có việc liên quan đến sổ sách giấy tờ chị đều e ngại.
Được tham gia học lớp xoá mù chữ chị đã biết tính toán, biết áp dụng những kiến thức về KHKT vào sản xuất. Nhìn đàn lợn thịt béo tròn chuẩn bị xuất chuồng có thể hiểu việc học chữ đã thực sự hiệu quả với các chị em dân tộc Dao xã vùng sâu này.
Được biết trong tổng số 587 hội viên hội phụ nữ tham gia sinh hoạt tại 14 chi hội thôn, bản của xã Việt Cường thì có tới 31% tỷ lệ phụ nữ nghèo, chủ yếu là gia đình phụ nữ dân tộc Dao ở 2 thôn Đồng Máy và Đồng Phú.
Nhiều năm gắn bó với phong trào hội phụ nữ, hiểu được nỗi vất vả của những chị em nghèo không biết chữ, với trọng trách chủ tịch hội phụ nữ xã chị Trần Thị Chinh đã không quản ngại gian khó đi từng ngõ, gõ từng nhà để nắm bắt các đối tượng phụ nữ mù chữ và lên danh sách tập hợp, vận động chị em tham gia sinh hoạt hội.
Khó khăn trong công tác thuyết phục là không thể kể hết vì phần lớn chị em mặc cảm và tự ti về bản thân nhưng với sự nỗ lực hết mình của những cán bộ hội phụ nữ cùng với sự đồng thuận rất lớn của chính quyền xã và nhà trường đã giúp chị em được biết cái chữ để áp dụng vào cuộc sống.
Thời gian học chưa nhiều bởi đôi lúc lớp học còn bị nghỉ giữa chừng vì chị em còn bận làm mùa. Song, chị em đã biết chữ, biết hạch toán trong cuộc sống gia đình là cả một thành công lớn với những người làm công tác hội xã vùng sâu này.
Là một trong 2 mô hình điểm cùng với Hồng Ca mà hội phụ nữ huyện Trấn Yên chọn để triển khai công tác xoá mù cho phụ nữ đồng bào thiểu số. Hoạt động của mô hình này đã khẳng định và cho thấy hiệu quả thiết thực gắn với cuộc sống mỗi gia đình là cầu nối giúp chị em hăng hái tham gia các hoạt động hội.
Tâm huyết, năng động và sáng tạo, phong trào xoá mù cho chị em phụ nữ đồng bào thiểu số của xã Việt Cường đã được Hội Phụ nữ các cấp ghi nhận. Phong trào này đã trở thành điểm sáng để chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu tiếp cận với những kiến thức KHKT mới trong phát triển kinh tế gia đình.
Thanh Tân – Thanh Chi
Các tin khác
YBĐT - Mặc dù còn có những khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, với quyết tâm cao, năng động, sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường, đoàn kết, vận dụng phù hợp Nghị quyết Đảng bộ tỉnh, nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp và nhiệm vụ của Hội đề ra, các cấp hội phụ nữ đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc 37/38 chỉ tiêu đề ra trong năm 2007, được Trung ương tặng cờ thi đua xuất sắc.
YBĐT - Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái đã luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị, tổ chức liên tục các phong trào thi đua góp phần quan trọng vào việc củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; động viên toàn dân tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Từ ngày 13 đến 17-5-2008, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Đại Lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008-PL.2552, lần thứ V. Theo Ban tổ chức Đại Lễ Phật đản, đến nay, đã có 1.500 đại biểu của 600 đoàn đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007, cả nước có gần 64.000 học sinh THCS và hơn 50.000 học sinh THPT bỏ học. Tỉnh An Giang có số học sinh THCS bỏ học nhiều nhất (với hơn 8.800 học sinh), tiếp đó là Trà Vinh với gần 5.500 học sinh, Kiên Giang hơn 5.000 học sinh ...