Chung tay phòng chống bệnh lao

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trên địa bàn tỉnh Yên Bái những năm qua, công tác chống lao cũng đã đạt được nhiều kết quả trong việc phát hiện, quản lý điều trị và truyền thông. Số bệnh nhân lao chung và lao phổi đã giảm từ 80/100.000 dân năm 2002 xuống còn 47/100.000 dân năm 2007. Nhận thức của nhân dân về bệnh lao cũng đã được cải thiện rõ rệt thông qua các hoạt động với nhiều loại hình truyền thông từ tỉnh đến cơ sở.

Chăm sóc, kiểm tra sức khỏe hàng ngày cho bệnh  nhân lao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
Chăm sóc, kiểm tra sức khỏe hàng ngày cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái những năm qua, công tác chống lao cũng đã đạt được nhiều kết quả trong việc phát hiện, quản lý điều trị và truyền thông. Số bệnh nhân lao chung và lao phổi đã giảm từ 80/100.000 dân năm 2002 xuống còn 47/100.000 dân năm 2007. Nhận thức của nhân dân về bệnh lao cũng đã được cải thiện rõ rệt thông qua các hoạt động với nhiều loại hình truyền thông từ tỉnh đến cơ sở. Tuy nhiên, với đặc điểm là một tỉnh miền núi thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nhiều thói quen sinh hoạt và một số tập tục lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe nói chung, trong đó có công tác phòng chống lao. Hệ thống y tế cơ sở tuy đã được củng cố, nâng cấp, bổ sung thường xuyên nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân.

 Bệnh lao gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, không có quốc gia nào, dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 2 tỷ người nhiễm lao, ước tính mỗi năm có khoảng 10 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao, trong đó có trên 30% số bệnh nhân lao tập trung ở khu vực Đông Nam Á, bệnh lao là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên nghèo đói. Cùng với đại dịch HIV, bệnh lao đang trở lại và là gánh nặng đối với nền kinh tế của nhiều nước nhất là các nước đang phát triển.  

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm lao cao trên toàn cầu và trong khu vực Thái Bình Dương về số bệnh nhân lao mới. Ước tính hàng năm ở nước ta có khoảng 130.000 người mắc lao mới, nguy cơ nhiễm lao ước tính khoảng 1,5%/năm.

Từ năm 1995 trước những biến động xấu của tình hình bệnh lao, công tác chống lao bắt đầu phải đối mặt với thách thức mới đó là lao/HIV. Chính phủ đã quyết định đưa chương trình chống lao thành Chương trình y tế quốc gia trọng điểm và đã được ưu tiên đầu tư kinh phí, thuốc, trang thiết bị cho công tác chống lao và kiện toàn mạng lưới chống lao từ trung ương đến cơ sở. Kể từ đó đến nay, Ban chỉ đạo chương trình các cấp đã tích cực triển khai công tác chống lao. Chỉ trong vòng 5 năm từ 1997-2002 đã phát hiện trên 500.000 bệnh nhân lao và đưa vào quản lý điều trị, tỷ lệ khỏi đã đạt 92%. Với những kết quả đạt được về chỉ tiêu phát hiện và điều trị, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao về hiệu quả triển khai chương trình chống lao.

Với đặc điểm là một bệnh xã hội có khả năng lây lan phải điều trị bằng nhiều loại thuốc trong thời gian nhanh nhất là 8 tháng; tâm lý bệnh nhân lao thường hoang mang, dao động lại hay gặp ở những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; hạn chế về nhận thức nên ít có điều kiện, chăm sóc, động viên, do vậy nguy cơ bệnh nhân bỏ điều trị hoặc uống thuốc không đều khá cao. Mặt khác, công tác chống lao hiện nay đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn đó là lao nhiễm HIV. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì HIV đã làm cho người bị nhiễm lao phát triển thành bệnh lao có nguy cơ cao gấp 30 lần so với người HIV (-). Đại dịch HIV đã làm tăng ít nhất 30% số bệnh nhân lao trên toàn cầu và bệnh lao lại chính là nguyên nhân gây tử vong cho 1/3 số bệnh nhân nhiễm HIV và nguy cơ tạo ra các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Nguy hiểm hơn là kháng đa thuốc làm cho hiệu quả điều trị thấp và chi phí cho 1 ca điều trị có thể gấp hàng trăm lần.

Thực tế đang đặt ra trước mắt chúng ta những thách thức mới làm sao cho công tác chống lao đạt hiệu quả cao hơn bằng một số giải pháp đó là: tăng cường năng lực quản lý của chương trình chống lao; mở rộng mạng lưới xét nghiệm, nâng cao chất lượng của hệ thống xét nghiệm, đồng thời áp dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị lao; tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình dịch tễ bệnh lao; phối hợp công tác chống lao với các chương trình y tế quốc gia khác để triển khai có hiệu quả...

Đồng thời, phải huy động sự tham gia của cả cộng đồng và trước hết đó là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp bằng các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, kế hoạch... sự vào cuộc của các ban, ngành nhất là vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền lồng ghép các hoạt động với công tác chống lao. Hơn thế nữa, đó là sự cảm thông chia sẻ của người thân, gia đình, cộng đồng xung quanh, động viên, giúp đỡ tránh sự kỳ thị, xa lánh, điều đó sẽ có ý nghĩa rất quan trọng để cải thiện về mặt tâm lý cho những bệnh nhân lao. Nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của ngành y tế trong công tác tham mưu, đồng thời bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với các cán bộ trực tiếp tham gia công tác chống lao từ trung ương, tỉnh đến các khoa lao, cán bộ xét nghiệm, các cán bộ chống lao tuyến huyện, trạm y tế và nhân viên y tế thôn bản trong công tác phát hiện, quản lý điều trị, giám sát, theo dõi bệnh nhân lao.

Với sự quan tâm của toàn xã hội bằng các hành động cụ thể, chúng ta tin tưởng công tác chống lao sẽ vượt qua thách thức, đạt được các mục tiêu đề ra, duy trì tính bền vững góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, xóa đói, giảm nghèo đầy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguyễn Thị Như Lý

Các tin khác

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã bắt đầu tiến hành đợt phun thuốc kích thích đầu tiên trên rau thí nghiệm ở cả 3 miền.

Các thi sinh đoạt giải A trong cuộc thi

YBĐT - Chào mừng 77 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vừa qua, Nhà thiếu nhi tỉnh Yên Bái phối hợp với Thành đoàn và Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Yên Bái tổ chức cuộc thi “Tiếng hát Sơn ca” lần thứ 5 khối Trung học cơ sở.

Tối 23-3, lễ tôn vinh thủ khoa Việt Nam 2008 với chủ đề “Tự hào nòi giống Tiên Rồng” được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội) với sự có mặt của 104 thủ khoa đại học năm 2007 có kết quả học tập kỳ 1 năm học 2007 - 2008 loại khá trở lên và các sinh viên xuất sắc giành huy chương vàng các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2007. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự.

Đây là một trong những nhiệm vụ được quy định trong Nghị định số 31 do Chính phủ vừa ban hành về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ GD&ĐT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục