Thị xã Nghĩa Lộ: Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch tiêu chảy cấp

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) có gần 200 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có nhiều hộ chưa đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hoặc thực hiện các biện pháp VSATTP tối thiểu chưa tốt, đặc biệt là các hộ kinh doanh ăn uống đường phố, nơi công cộng và bán thức ăn chín...

Phun thuốc phòng chống dịch cúm gia cầm ở thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Nguyễn Xuân Tình)
Phun thuốc phòng chống dịch cúm gia cầm ở thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Nguyễn Xuân Tình)

Do vậy, ảnh hưởng rất lớn tới công tác VSATTP và dễ gây lây lan bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Để thực hiện tốt công tác VSATTP, phòng chống tiêu chảy cấp và thực hiện chương trình "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2008", thị xã Nghĩa Lộ đã chủ động tăng cường các biện pháp tuyên truyền tới các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao, các hộ kinh doanh thực phẩm đường phố, nơi công cộng và người tiêu dùng; tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu biết về bệnh tiêu chảy cấp và các biện pháp phòng chống, đảm bảo giữ gìn VSATTP và vệ sinh ăn uống; thực hiện ăn chín uống sôi; xử lý nghiêm khắc các cơ sở vi phạm VSATTP và vệ sinh môi trường theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo dịch bệnh, phát hiện kịp thời các trường hợp bị mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đầu tiên để có biện pháp xử lý kịp thời; khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy trình của Bộ Y tế ban hành.

Các cơ quan chức năng tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện các trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguồn gốc do phẩy khuẩn tả tại bệnh viện để có hướng xử lý kịp thời theo đúng phác đồ chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế ban hành; chuẩn bị đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, dịch truyền sẵn sàng điều trị người bệnh không để tử vong do tiêu chảy cấp trên nguyên tắc điều trị tại chỗ, lực lượng tại chỗ; chỉ chuyển tuyến đối với bệnh nhân nặng vượt quá khả năng chuyên môn để bảo đảm không để xảy ra tử vong do dịch bệnh; nghiêm túc thực hiện việc phòng, chống lây nhiễm trong các cơ sở điều trị, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; thực hiện mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm để xác định.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng còn giám sát chặt chẽ các trường hợp tiêu chảy cấp tại các trạm y tế xã, phường, tại bệnh viện và cộng đồng; phát hiện sớm ca bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đầu tiên; khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy trình của Bộ Y tế ban hành; tổ chức các đội kiểm tra liên ngành kiểm tra VSATTP trên địa bàn, đặc biệt với mắm tôm, thịt chó, lòng lợn, tiết canh, hải sản tươi sống, bún, rau sống..., thực phẩm ăn đường phố đang lưu hành trên thị trường; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm VSATTP và vệ sinh môi trường theo quy định; tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát chất lượng nước của Nhà máy nước, các cơ sở tập trung đảm bảo lượng clo dư ở cuối nguồn của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị xã từ 0,3 - 0,5mg/lít để đảm bảo cho sinh hoạt và sử dụng.

Các cấp, ngành tiếp tục tuyên truyền với nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền về 4 nhóm đối tượng ưu tiên gồm các nhà quản lý thực phẩm, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; người kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm; tuyên truyền 4 biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp theo hướng dẫn của Bộ Y tế để người dân tự nhận thức và tự giác không sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ lây nhiễm cao.

Đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân chủ động, tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đặc biệt là giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn, bài trừ các hủ tục lạc hậu có hại cho sức khỏe và phải đến cơ sở y tế điều trị khi có triệu chứng mắc bệnh; vận động và nghiêm cấm nhân dân sử dụng phân tươi, nguồn nước ô nhiễm để tưới, bón rau đối với các hộ nông dân trên địa bàn nhằm tránh phát tán lây lan nhanh mầm bệnh.

Nguyễn Đức Phương

Các tin khác

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTTN) vào đầu tháng 5, một đoàn chuyên gia của Tổng cục Thú y Trung quốc và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) sẽ sang nước ta hỗ trợ phòng, chống dịch lợn tai xanh.

Dự báo mới nhất của các chuyên gia khí tượng Hồng Kông cho biết: năm nay sẽ có hơn 30 cơn bão, trong đó có 19 bão mạnh trên biển tây bắc Thái Bình Dương, 6 - 8 cơn bão mạnh sẽ hướng vào bờ biển Việt Nam.

Nữ công nhân lao động ở Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Yên Bái luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. (Ảnh: Thành Trung)

YBĐT - Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức giới, ban VSTBCPN các cấp ở tỉnh Yên Bái đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 152 lượt nữ cán bộ chủ chốt về kỹ năng lãnh đạo; về kiến thức giới và nội dung Công ước Liên hiệp quốc" Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ", phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Công nhân Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái đóng gói sản phẩm thuốc Cảm Xuyên Hương.

YBĐT - Trước thềm Đại hội công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, CNVC-LĐ và các cấp công đoàn đã có nhiều hình thức hoạt động thiết thực và hiệu quả. Trước hết là phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với chủ đề "Năng suất - chất lượng - an toàn - hiệu quả", đã có trên 95% CNVC-LĐ đăng ký thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong lao động sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục