Ứng phó với bão mạnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/5/2008 | 12:00:00 AM

Lãnh đạo hầu hết các tỉnh ven biển và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều tỏ ra lo ngại trước giả định có bão mạnh trên cấp 14 đổ bộ vào nước ta trong năm nay.

Hậu quả một trận lốc xoáy năm 2006 tại huyện Văn Yên(Yên Bái). Ảnh: TT.
Hậu quả một trận lốc xoáy năm 2006 tại huyện Văn Yên(Yên Bái). Ảnh: TT.

Tại cuộc giao ban trực tuyến với 34 tỉnh, thành ven biển, diễn ra ngày 17/5/2008, nhiều ý kiến cho rằng, nước ta cần xây dựng chương trình phòng chống bão, lũ lâu dài, đặc biệt đề phòng những tình huống xấu nhất xảy ra như bão cấp 14 đổ bộ vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long, động đất, biến đổi khí hậu... Lãnh đạo các địa phương như: Phú Yên, Quảng Nam… đã đề xuất nhiều phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cụ thể như: Gắn chíp điện tử cho các tàu cá xa bờ để có thể phát hiện vị trí của tàu khi không thể liên lạc được do các chủ tàu tắt máy liên lạc hoặc báo sai vị trí; sử dụng điện thoại vệ tinh Vinasat để đảm bảo thông tin liên lạc tại các vùng bị thiên tai... Các địa phương cũng kiến nghị xây dựng thêm nhiều vị trí trú bão cho tàu thuyền.


Trước thực tế, có rất ít nhà ở đồng bằng sông Cửu Long chịu được bão mạnh trên cấp 14, kể cả những nhà xây kiên cố, ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, kiến nghị “nên xây dựng công sự nổi trên mặt đất từ 1-2m để tránh bão. “Khi bão mạnh cấp 14 tới, nhà cửa có thể sập, nhưng công sự này không thể sập được. Việc xây công sự này vừa đỡ tốn kém và người dân có thể chủ động tránh trú bão ngay trong nhà mình. Còn nếu xây dựng trường học, mỗi xã có 1-2 trường, khi bão tới có khi không chạy kịp” - ông Bảo nói. Bên cạnh đó, ông Bảo cũng lưu ý người dân khi xây nhà cần chú ý tới khả năng phòng chống được bão lớn nếu xảy ra.


Phát biểu tại buổi giao ban trực tuyến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, năm 2007 cả nước bị thiệt hại trên 11.500 tỉ đồng, 400 người chết do bão lũ, còn tổng thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2001-2006 mỗi năm tương đương 1% GDP cả nước. Phó Thủ tướng lưu ý, ngay từ đầu năm 2008 thời tiết đã có nhiều biến động khác thường như: hạn hán, rét đậm rét hại, lũ sớm, bão sớm, cộng thêm những thiệt hại do bão ở Myanmar, động đất ở Trung Quốc cho thấy chúng ta phải coi hoạt động phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn là một trong những công tác trọng tâm của năm 2008. “Chính phủ yêu cầu các đơn vị phải kiểm tra lại toàn bộ nội dung phương án phòng chống “4 tại chỗ” (kế hoạch sơ tán, lương thực thực phẩm, thuốc men dự trữ, lực lượng cứu hộ, cứu nạn…); Ban phòng chống lụt bão Trung ương phải kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Đối với vùng ĐBSCL, khi xem xét chương trình xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, cụm tuyến dân cư đợt 2, cần có sự phối hợp với Bộ Xây dựng để đưa các tiêu chuẩn thiết kế chống được bão trên cấp 14” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo. Về công tác cứu nạn, Phó thủ tướng cho biết: “Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ xây dựng Đề án đội ngũ cứu hộ chuyên biệt”.

 

(Theo VOV)

Các tin khác

Theo báo cáo được Bộ Y tế và Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) công bố ngày 20/5 tại Hà Nội, 40% số người nhiễm HIV ở Việt Nam là do tiêm chích ma túy.

Bệnh nhân chờ khám bệnh tại Bệnh viện.

YBĐT - Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái(Yên Bái) được nâng cấp về cơ sở vật chất; trang bị máy móc hiện đại, mặt khác, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ tốt hơn nên đã thu hút nhiều bệnh nhân trái tuyến đến điều trị không cần lên tuyến tỉnh và Trung ương.

Theo Cục Thú y, dịch lợn tai xanh đang từng bước được kiểm soát, nhiều địa phương không xuất hiện xã mới, huyện mới có dịch. Số lượng gia súc mắc bệnh và phải tiêu hủy trong tuần giảm rõ rệt (tổng số gia súc mắc bệnh là 875 con, số tiêu hủy 962 con, bằng 1/10 tuần trước).

Từ 3/2008, trên các quả đồi, sườn núi tại các xã Nam Phong, Phúc Sạn, Tân Mai của tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện những vết nứt lớn, có chỗ nứt dài hơn 1km, rộng gần 2km, không nhìn thấy đáy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục