Ăn bẩn sẽ bị phạt đến 200.000 đồng?
- Cập nhật: Thứ ba, 10/6/2008 | 12:00:00 AM
Người ăn thực phẩm bẩn sẽ bị phạt tiền đến 200.000 đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để lây lan dịch bệnh nghiệm trọng... Đó là nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mà Bộ Y tế đang soạn thảo và tiến hành lấy ý kiến các ngành liên quan.
Bộ Y tế đề xuất phạt tiền, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự cả những người tiêu thụ thực phẩm bẩn.
|
Ăn bẩn, để móng tay dài: Phạt!
Nghị định sửa đổi quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế đã bổ sung thêm nhiều đối tượng bị xử phạt liên quan đến ngộ độc thực phẩm và làm lây lan dịch bệnh…
Theo đó, không chỉ các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà người quản lý, lãnh đạo các tổ chức (trường học, cơ quan nhà nước...) và người tiêu dùng nếu cố ý tiêu dùng thực phẩm bẩn, gây ngộ độc cho mình và cộng đồng cũng phải chịu trách nhiệm...
Mức phạt đối với người tiêu thụ thực phẩm bẩn từ 50.000 đến 200.000 đồng/trường hợp. Ngoài việc bị phạt tiền, những người ăn thực phẩm bẩn gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định cũng quy định: Các thanh tra chuyên ngành sẽ xác định mức độ vi phạm của người tiêu dùng để có mức độ xử phạt hợp lý.
Một trong những căn cứ để xét hành vi vi phạm là việc không chấp hành các khuyến cáo vệ sinh ATTP của ngành y tế như: Ăn rau sống, thịt chó, mắm tôm khi đang có dịch tả, ăn uống mất vệ sinh, ngồi ăn uống bên cống rãnh, không rửa tay trước khi ăn, móng tay để dài, bẩn thỉu...
Cũng theo dự thảo Nghị định này, trong quá trình xử lý từng vụ việc, thanh tra y tế có quyền kiến nghị chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự nếu thấy mức độ vi phạm của người tiêu dùng nghiêm trọng, giống như các cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định vệ sinh ATTP đã từng xảy ra.
Vừa truyền bệnh, vừa được hưởng trợ cấp là vô lý?
Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ngành y tế đã nhiều lần kiến nghị phải có chế tài với những người tiêu dùng biết thực phẩm bẩn vẫn ăn, để dịch bệnh lây lan đe dọa cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện chỉ mới quy định hành vi kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh, chưa có quy định xử lý người tiêu dùng ăn uống mất vệ sinh để lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, các vụ việc dịch tiêu chảy cấp, cúm gia cầm... vừa qua cho thấy có nguyên nhân rất lớn từ người tiêu dùng.
“Từ một người ăn bị mắc bệnh rồi lây sang cộng đồng, sau đó lại được hưởng chế độ chữa bệnh miễn phí, gây tốn kém tiền của nhà nước. Thế nhưng họ chỉ bị nhắc nhở, không bị xử phạt gì nên ý thức chấp hành vệ sinh ATTP không được nâng cao.
Với hành vi đó, đáng lẽ họ phải bị xử lý thật nghiêm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hơn phải truy cứu hình sự vì để dịch bệnh đe dọa tính mạng cả cộng đồng...”, ông Tuấn bày tỏ quan điểm.
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, việc có thêm những biện pháp xử lý mạnh tay để giảm tình hình ngộ độc thực phẩm và nâng cao ý thức chấp hành an toàn thực phẩm của người dân là rất nên. Tuy nhiên, cơ quan y tế muốn xử phạt vi phạm này không phải dễ vì rất khó để xác định hành vi dùng thực phẩm bẩn nào là cố tình, hành vi nào vô tình...
Cũng có ý kiến cho rằng, việc xử lý người tiêu dùng chỉ nên áp dụng với những bếp ăn tập thể vì chứng cứ vi phạm ở những nơi này rõ ràng, hậu quả cũng nghiêm trọng hơn những trường hợp cá nhân gây ra…
Được biết, luật hình sự hiện hành không có quy định xử lý người ăn thực phẩm bẩn. Ông Tuấn cho rằng, “nếu muốn xử lý hình sự người tiêu dùng thực phẩm bẩn về tội lây truyền dịch bệnh cũng sẽ rất khó, vì tội này luật chỉ đề cập đến đối tượng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người là động vật, thực vật, sản phẩm động vật chứ không nói đến con người làm lây truyền...”.
Vì vậy, theo đề xuất của ông Tuấn, cơ quan chức năng có thể linh động áp dụng vào điều khoản hành vi cố tình hay vô tình làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khác.
(Theo VTC)
Các tin khác
Đến ngày 9/6, nhiều địa phương đã chấm thi xong môn Vật lý kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có quyết định về việc có tiếp tục điều chỉnh đáp án hay không.
YBĐT - Cao Phạ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Toàn xã có 675 hộ 4.283 nhân khẩu, dân tộc Mông chiếm 72%, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn 67,4%. Ở đây, phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, không có điều kiện chăm sóc sức khoẻ gia đình và tham gia học văn hoá, tỷ lệ chị em mù chữ chiếm trên 80%...
YBĐT - Là tỉnh miền núi có nhiều thành phần dân tộc và các tôn giáo khác nhau, do đó, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp tỉnh Yên Bái đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo theo quy định của pháp luật, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với Ban chỉ đạo công tác tôn giáo và các tổ chức thành viên, các ngành chức năng vận động đồng bào công giáo đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
Bộ GD-ĐT vừa công bố những nội dung chỉnh sửa cơ bản trong Dự thảo mới nhất (lần thứ 20) của Đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học - Cao đẳng - Trung cấp (ĐH-CĐ-TC).