Trưng cầu dân ý về chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/7/2008 | 12:00:00 AM

Những ý kiến đóng góp về chương trình và sách giáo khoa của người dân sẽ mang tính pháp lý và được lấy làm căn cứ để Bộ chỉnh lý và sửa đổi.

Ngày 7/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã triển khai việc trưng cầu, lấy ý kiến đóng góp về chương trình giáo dục và sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Đối tượng mà Bộ mời tham gia đóng góp ý kiến là các tổ chức, cá nhân, các nhà quản lý giáo dục và các em học sinh.

Các ý kiến gửi về diễn đàn mạng giáo dục Edunet tại địa chỉ: http://diendan.edu.net.vn. Những ý kiến góp ý xác đáng, có giá trị sẽ được Bộ GD-ĐT tổ chức trao thưởng.

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, người góp ý có thể “bắt lỗi” về nội dung kiến thức; về chính tả, dấu câu; lỗi về kênh hình (vẽ không đúng, vẽ không hiểu, ký hiệu không chuẩn xác...); cách diễn đạt, văn phạm khó hiểu, không chuẩn xác... Ngoài việc “bắt lỗi”, người góp ý có thể kiến nghị sửa chữa những lỗi của SGK theo 3 phương án. Đó là đề xuất phương hướng chỉnh sửa hoặc cách sửa cụ thể; đề nghị viết lại cả phần, bài, đoạn, bài thí nghiệm; có thể viết lại toàn bộ hay một phần chương trình một môn học, chương sách, một bài hoặc đoạn sách để Bộ GD-ĐT xem xét sử dụng.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, NXB Giáo dục, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các nhóm tác giả viết sách có trách nhiệm tiếp thu, trao đổi, phản hồi các ý kiến đóng góp công khai trên diễn đàn và báo cáo lãnh đạo Bộ.

Người góp ý có thể gửi email đến hộp thư mailto://gopySGK@moet.edu.vn. Hằng năm, bên cạnh việc tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để tái bản sách cho năm học sau, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tổng kết và có phần thưởng để động viên, khích lệ những ý kiến đóng góp xác đáng, có giá trị.

Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân từng cho biết, từ nay đến 2010, Bộ sẽ tiến hành đánh giá sách hằng năm.

Theo Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin Quách Tuấn Ngọc, diễn đàn này bắt đầu hoạt động từ ngày 7/7.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, chương trình hiện nay chưa đảm bảo cân đối giữa dạy chữ và dạy người, còn nặng về kiến thức, chưa coi trọng hình thành nhân cách; một số môn Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ, Ngữ văn... có biểu hiện quá tải với học sinh có học lực yếu kém.

Sau 6 năm triển khai đại trà, sách giáo khoa mới đã bộc lộ hạn chế: một số bài yêu cầu kiến thức nặng, dài dòng, ghi nhớ máy móc, chưa phù hợp với phần đông học sinh mà chỉ thích hợp với những em tự giác và học lực khá giỏi; khi viết sách, chưa chú ý đến điều kiện vùng miền, trình độ nhận thức của học sinh miền núi...

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trưa ngày 7/7, một vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới ở khu vực bắc Biển Đông.

Chị Vũ Thị Thu đang chăm sóc đàn vịt của gia đình.

YBĐT - Trong những năm qua, bằng các hoạt động thiết thực như: hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, giúp ngày công, vốn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn… nhiều gia đình hội viên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Công an xã Tân Đồng (Trấn Yên) triển khai nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự thôn bản.

YBĐT - Việc quét sạch tệ nạn ma tuý, cờ bạc ở một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nghèo nàn và tồn tại nhiều tập quán lạc hậu là thành tích quan trọng của Ban Công an xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

LĐLĐ huyện Lục Yên thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên các gia đình đoàn viên công đoàn nghèo.

YBĐT - Thời gian quan, LĐLĐ huyện Lục Yên đã chỉ đạo phát động các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên công đoàn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục