Chưa có minh chứng người "thấp bé" đi xe gây tai nạn
- Cập nhật: Thứ sáu, 17/10/2008 | 12:00:00 AM
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết, đến nay chưa có một khảo sát và số liệu cụ thể nào chứng minh người thấp bé, nhẹ cân hay gây tai nạn giao thông.
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: "Tôi sẽ nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn về thể trạng, trọng lượng trong vận hành xe của Bộ Y tế".
|
Ông vừa có cuộc trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội xung quanh tiêu chuẩn tối thiểu về thể trạng, trọng lượng trong vận hành xe mà Bộ Y tế vừa quy định.
Sẽ xem xét lại "điều kiện cân nặng" dưới 40kg
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: "Tôi sẽ nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn về thể trạng, trọng lượng trong vận hành xe của Bộ Y tế".
- Theo quy định mới về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà Bộ Y tế vừa quy định, người điều khiển phương tiện có chiều cao từ 1m45 trở lên và trọng lượng phải hơn 40kg mới được phép thi lấy bằng điều khiển xe máy... Theo ông thì quy định này có phù hợp hay không?
- Tôi mới chỉ nghe thông tin trên báo chí thôi chứ chưa nghe văn bản chính thức của Bộ Y tế. Tôi sẽ nghiên cứu kỹ lại vấn đề này. Nhưng tôi cho rằng những tiêu chuẩn này là cần thiết.
- Nhưng thưa ông, Bộ Y tế cho biết trước khi ban hành quy định này đã tham khảo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải?
- Cái này tôi phải xem lại, vì đây tiêu chuẩn do Bộ Y tế chủ trì xây dựng chứ bộ GTVT chỉ nêu lên một số nguyên tắc, yêu cầu phù hợp với các loại phương tiện như thế nào.
- Sở dĩ dư luận phản ứng mạnh với quy định Bộ Y tế đặt ra là vì tính khả thi trong thực hiện. Thử đặt giả thiết chủ phương tiện đủ trọng lượng 40kg nhưng khi thi lấy bằng bị ... sụt cân thì giải quyết thế nào?
- Nói chung, ở quốc tế cũng có những quy định về cân nặng, tuy nhiên cân nặng như thế nào cho hợp lý thôi. Tôi sẽ xem xét lại điều kiện cân nặng dưới 40 kg như vậy hợp lý hay không.
- Ngoài quy định về chiều cao, cân nặng, Bộ Y tế còn "đèo" thêm điều kiện khác nữa là phải khám sức khoẻ, thương tật đối với hệ tiết niệu – sinh dục, suy thận, tim mạch... Để chứng minh được tất cả các bộ phận này khoẻ mạnh phải mất hàng triệu đồng trong khi đại bộ phận dân chúng hầu hết là thu nhập trung bình hoặc thấp. Ông nghĩ sao?
- Tôi cũng chưa đọc kỹ văn bản này nên chưa bình luận nhiều, nhưng theo tôi việc khám sức khoẻ là phải có, vấn đề là quy định thời gian như thế nào cho hợp lý thôi.
Bây giờ, hiện tượng nghiện hút, các bệnh khác không đủ điều kiện điều khiển phương tiện là khá nhiều và gây ra tai nạn cũng nhiều nên việc khám sức khoẻ định kỳ là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian như thế nào, chi phí ra sao, Bộ Y tế phải cân đối.
- Theo khảo sát thì bản thân các hãng xe cũng đã có nhiều mẫu xe nhỏ, gọn, dung tích xi lanh phù hợp với thể trạng của những người thấp bé, nhẹ cân. Liệu có sự lệch pha trong quy định của Bộ Y tế với tiêu chí sản xuất xe của các doanh nghiệp hay không?
- Thường thường dung tích phải cân đối với kết cấu của xe, lâu nay người ta vẫn lấy dung tích của từng loại xe để cân đối.
Ví dụ, dung tích của xe Honda trên 50 cm3 thì lứa tuổi bao nhiêu là được, dưới 50cm3 lứa tuổi bao nhiêu là phù hợp. Chứ còn nếu đưa cân đối cả các yếu tố khác như cân nặng, chiều cao thì cũng có nhưng chủ yếu người ta dựa vào dung tích xe để quy định lứa tuổi.
Chưa có số liệu chứng minh người thấp bé, nhẹ cân hay gây tai nạn
- Vậy đối với những người dưới 40 kg đã được cấp bằng lái xe, nay có quy định mới này thì liệu họ có bị thu lại bằng lái xe hay không?
- Theo tôi, một quy định ra cần phải tuyên truyền, phổ biến đã, sau đó mới quy định thời gian bao nhiêu để có thể cưỡng chế và xử phạt.
Bộ GTVT sẽ quy định thời gian bao nhiêu để có thể chuyển đổi.
- Bộ GTVT có lấy các tiêu chuẩn trong quyết định này để cấp giấy phép lái xe mới hay không, vì Bộ mới là cơ quan có chức năng quy định những điều kiện để cấp GPLX chứ không phải là Bộ Y tế?
- Nếu Bộ Y tế ban hành thì Bộ GTVT phải dựa vào đó mà áp dụng, chứ không hề có sự chồng chéo, vì tiêu chuẩn về sức khoẻ, Bộ Y tế phải quy định. Bộ GTVT chỉ góp ý về khía cạnh quản lý kỹ thuật của phương tiện, còn tiêu chuẩn sức khoẻ như thế nào thì bộ GTVT không thể góp ý được.
- Thưa ông, đã có thống kê nào về việc những người có chiều cao, cân nặng "khiêm tốn" thường xuyên gây ra tai nạn giao thông hay chưa?
- Đến bây giờ chưa có một khảo sát và số liệu cụ thể nào về vấn đề này. Tuy nhiên, không phải cứ để gây tai nạn giao thông rồi mới xây dựng tiêu chuẩn như vậy mà cũng phải dựa vào các yếu tố kỹ thuật, sức khoẻ để nghiên cứu.
(Theo VTC)
Các tin khác
YBĐT - Đến thôn 8, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), chúng tôi được chứng kiến cuộc sống của 57 hộ dân gồm các dân tộc Mông, Dao, Tày, Kinh rất thanh bình, yên ả với môi trường sinh hoạt trong lành, thoải mái không như ở những nơi khác.
YBĐT - Minh Xuân là một xã vùng thấp của huyện Lục Yên (Yên Bái). Địa bàn xã rộng với 21 thôn bản, trên 7.300 nhân khẩu vì thế mà việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn gặp không ít khó khăn.
YBĐT - Thực hiện Nghị định số 87, ngày 4/8/2008 của Chính phủ, kể từ ngày 1/10/2008, người dân của 6 xã gồm: Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Văn Phú và Văn Tiến của huyện Trấn Yên đã trở thành công dân thành phố Yên Bái.
Tại cuộc tạo đàm của Bộ LĐTB&XH về xoá đói giảm nghèo vừa qua, một cán bộ địa phương đã nhận định rằng: Đói nghèo là do đông con, thiếu việc làm và không có đất sản xuất...