Trấn Yên vững bước đi lên

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến giữa nhiệm kỳ, Trấn Yên đã và có khả năng hoàn thành 8 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XIX đề ra, đó là: diện tích tre măng Bát độ, mục tiêu 1.000 ha, đến nay trồng được 1.025 ha; duy trì 47.447 ha rừng, độ che phủ đạt 68%, trồng rừng mới đạt 1.889 ha; 82,67% chi, đảng bộ cơ sở đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh; mỗi năm kết nạp đảng viên mới đạt 111%; 100% thôn bản cơ sở có chi bộ hoặc tổ đảng; diện tích lúa chất lượng cao đạt 1.500/2.000ha; số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ xã có bác sỹ, số hộ dùng nước sạch; cơ sở có đoàn thể vững mạnh, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên.

Vùng sản xuất chè nguyên liệu gần 2.000 ha.
Vùng sản xuất chè nguyên liệu gần 2.000 ha.

Đến mùa xuân này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đã trải qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX với những thành tựu đạt được hết sức quan trọng. Tăng trưởng kinh tế của nửa nhiệm kỳ đạt 12,7% vượt mục tiêu Nghị quyết. Sản xuất nông, lâm nghiệp được đầu tư phát triển toàn diện, cơ cấu từng bước có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ. Diện tích chè kinh doanh có 1.923 ha, cho sản lượng thu hoạch trên 14 ngàn tấn năm; 10 xã vùng phía Tây Bắc của huyện được quy hoạch trồng tre măng Bát Độ, năm 2008 sản lượng măng tươi đạt 10.000 tấn, giá trị trên 12 tỷ đồng; Chương trình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả với sản lượng kén hàng năm đạt khoảng 40 tấn. Kinh tế rừng đã từng bước mang lại thu nhập chính cho người dân. Lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, công tác xoá đói giảm nghèo được chú trọng nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 18,3% vào năm 2007; trong 3 năm trở lại đây đã giải quyết việc làm cho 4.879 lượt lao động…

 

Bước vào năm 2008, chẳng những không nằm ngoài khó khăn chung như các địa phương khác của tỉnh mà huyện Trấn Yên còn bội phần khó khăn. Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế lạm phát, giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Lại thêm đầu năm thì rét đậm, rét hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông lâm nghiệp; giữa năm lũ lụt sông Hồng hoành hành, Trấn Yên lại trở thành nơi hứng chịu những thiệt hại ghê gớm phải mất nhiều thời gian để khôi phục. 665 m đê ngăn bị vỡ, gần 33.500 m kênh mương bị ảnh hưởng; 1.100 ha lúa,  rau màu bị ngập và mất trắng, trên 16.300 con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi. Hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng, cuộc sống của 5.628 hộ dân bị ảnh hưởng… Chỉ ngần ấy thôi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trấn Yên đã phải gồng mình chống chọi vượt qua thiên tai. Hết năm Mậu Tý, cuộc sống của nhân dân vùng lũ đã cơ bản ổn định, sản xuất dần dần được khắc phục. Khôi phục những thiệt hại vốn hết sức nan giải và để đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho năm 2008 lại càng khó khăn hơn, nhất là mục tiêu trong sản xuất nông lâm nghiệp, hoạt động dịch vụ và ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

Tiếp đó, thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định 87 của Chính phủ, huyện đã bàn giao 7 xã cho huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái với tổng diện tích 6.118 ha và gần 17.500 nhân khẩu. Đây là địa bàn có hoạt động công nghiệp, dịch vụ - thương mại phát triển hơn, diện tích nuôi trồng thuận lợi và là nơi lực lượng lao động có trình độ. Thêm một nguyên nhân cùng với những khó khăn chồng chất làm cho Trấn Yên phải điều chỉnh 4 chỉ tiêu cho phù hợp. Cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giảm từ 12,5% còn 11,2% vào năm 2010, Cơ cấu kinh tế - nông lâm nghiệp tăng lên 8%, công nghiệp xây dựng và dịch vụ giảm, thu cân đối ngân sách điều chỉnh giảm, thu nhập bình quân đầu người cũng phải giảm xuống.

 

Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, Trấn Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kết thúc năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,1%, bằng 134,7% kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người ghi nhận ở mức 9,3 triệu đồng/năm, tăng 9,4% so với năm 2007. Mặc dù tăng trưởng trong sản xuất nông lâm nghiệp chỉ đạt 31,3%, dịch vụ đạt trên 76% kế hoạch; cơ cấu kinh tế cũng chưa chuyển dịch đạt được mục tiêu đề ra (trong đó, nông lâm nghiệp chiếm 46,8%, công nghiệp - xây dựng 30,4%, dịch vụ 22,8%) nhưng trong phát triển kinh tế đã có những tín hiệu đáng mừng, là tiền đề quan trọng cho năm 2009 và những năm tiếp theo. Đó là: diện tích sản xuất lúa chất lượng cao mở rộng, hình thành các vùng rừng kinh tế chuyên canh tập trung có khối lượng hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thị trường như vùng trồng quế, vùng tre măng Bát độ, vùng trồng cây nguyên liệu. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi, thu hút 35 hợp tác xã, 74 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, 59 cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, 1 doanh nghiệp chế biến măng Bát Độ và 1 doanh nghiệp chế biến kén tằm…

 

Hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục thể thao có nhiều đổi mới đáp ứng nhu cầu nhân dân; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư đi vào chiều sâu với việc công nhận 16.643 hộ đạt gia đình văn hoá và 97 khu dân cư đạt danh hiệu tiên tiến. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ở Trấn Yên vào lớp 1 đạt 99,6%, học sinh tiểu học đến lớp đúng độ tuổi đạt 89,5%, học sinh THCS trong độ tuổi đạt 93%. Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Các ngành, các địa phương của huyện đã phối hợp bảo đảm ổn định an ninh chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính quyền vững mạnh được tập trung lãnh đạo...

 

Năm 2009, huyện Trấn Yên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5% trở lên, trong đó, nông lâm nghiệp tăng 7,4%, công nghiệp - xây dựng 13,2% và dịch vụ tăng 13,5%. Với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tận dụng thời cơ thuận lợi, khắc phục những khó khăn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên sẽ nhất định vững bước vượt qua khó khăn, giành thắng lợi toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm mới Kỷ Sửu và những năm tiếp theo.

 

Quang Thiều

 

Các tin khác
Được mùa cam ở Minh An, Văn Chấn.

YBĐT - Trở lại huyện Văn Chấn vào những ngày cuối đông, dừng chân nơi đỉnh đèo bồng bềnh sương trắng, tôi miên man thả hồn mình vào đại ngàn hùng vĩ để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, vẻ đẹp riêng có khi đất trời vùng cao vào xuân. Dưới chân đèo, những ngôi nhà xây kiên cố, những cánh đồng lúa, ngô xanh đến mát mắt, gợi cảnh ấm no, hạnh phúc… Những cành đào chúm chím nụ. Những đồi chè nối tiếp nhau trùng trùng đang nảy lộc mới báo hiệu một mùa xuân mới đã về trên quê hương Văn Chấn.

YBĐT - Năm 2008, thị xã Nghĩa Lộ gặp nhiều khó khăn, thách thức như: thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài; giá cả hàng hóa tăng mạnh cùng với chính sách thắt chặt tài chính, tín dụng, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Những yếu tố này đã gây nhiều bất lợi trong việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, tiến độ đầu tư các dự án công nghiệp, kế hoạch sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân.

Một góc thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

YBĐT - Năm 2008 là năm bản lề thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010). Cũng như nhiều địa phương, trong năm, huyện gặp rất nhiều khó khăn, thử thách:

Vùng cao Lục Yên vào xuân.

YBĐT - Trao đổi với phóng viên Báo YBĐT trước thềm năm mới, đồng chí Tạ Văn Long - Bí thư Huyện ủy Lục Yên khẳng định: Năm 2008, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức lớn gây bất lợi cho nền kinh tế địa phương nhưng huyện Lục Yên đã vươn lên lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục