Bộ Giáo dục công bố điểm mới trong tuyển sinh 2009
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/1/2009 | 12:00:00 AM
Tuyển sinh năm 2009, Bộ GD-ĐT công bố chính thức một số điểm mới về điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH, CĐ; chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ, TCCN; trường ĐH, CĐ ngoài công lập công bố công khai mức thu học phí hàng tháng trong cuốn "Những điều cần biết...".
Tuyển sinh năm 2008.
|
Sau hội nghị tuyển sinh ngày 17/1/2009, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009. Theo đó, công tác thi, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 vẫn giữ ổn định theo giải pháp 3 chung như năm 2008 và có một số điểm mới sau:
1. Điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH, CĐ:
- Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm, nhưng không quá 1,5 điểm, để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.
- Đối với các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm, nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
2. Cấu trúc đề thi tuyển sinh:
Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
- Đối với các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả 2 phần riêng đều không được chấm. Chỉ chấm điểm phần chung.
- Đối với các môn ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
3. Quy mô đào tạo
Dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo năm 2009 về ĐH, CĐ tăng 12%, TCCN tăng 17%. Những cơ sở đào tạo trong 2 năm 2007-2008 đã thực hiện tuyển sinh vượt quá 20% số chỉ tiêu xác định ban đầu, các bộ, ngành liên quan có đánh giá và kiểm tra cụ thể việc xác định chỉ tiêu năm 2009 của các cơ sở đó.
Năm 2009, việc tuyển sinh TCCN tiếp tục thực hiện theo hình thức xét tuyển (không tổ chức thi) để tuyển sinh, trừ các ngành đào tạo năng khiếu.
Đối tượng tuyển sinh vào TCCN bao gồm: học sinh đã tốt nghiệp THPT và THCS hoặc tương đương (tùy theo đối tượng tuyển của từng trường). Ngoài ra, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường xét tuyển những thí sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp được vào học TCCN.
Các trường ĐH, nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN sẽ điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 2009 đến năm 2012 (mỗi năm giảm từ 15% đến 20%) để tập trung vào nhiệm vụ chính là đào tạo bậc ĐH và sau ĐH. Ngoài ra, việc xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN còn căn cứ vào các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Ngoài ra, tới đây Bộ GD-ĐT sẽ làm việc với Bộ Tài chính để tăng lệ phí tuyển sinh và thu một lần lệ phí đăng ký dự thi khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
YBĐT - Ngày 30/1 (tức ngày mùng 5 Tết Kỷ Sửu), UBND thành phố Yên Bái tổ chức Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác” tại đường hạ tầng cơ sở khu vực Kho bạc Nhà nước tỉnh Yên Bái.
YBĐT - Suối Giàng, một trong những xã vùng cao của huyện Văn Chấn (Yên Bái), nơi mà trước đây đã từng tồn tại hàng trăm ha cây anh túc... giờ đã có nhiều đổi mới.
YBĐT - Chương trình “Du lịch về cội nguồn” bốn năm qua của ba tỉnh Yên Bái - Phú Thọ - Lào Cai đã thu nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2009 này, Phú Thọ lần thứ hai tổ chức chương trình.
YBĐT - Những năm gần đây, với sự cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương và sự đồng lòng ủng hộ của đại đa số người dân Văn Yên (Yên Bái) luôn là một trong những huyện triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”.