Cần xây dựng làng nghề dâu tằm ở Tân Đồng
- Cập nhật: Thứ hai, 16/11/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Năm 2003, cây dâu con tằm đã chính thức đến vơi người dân xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Trong những năm mới thực hiện, nghề dâu tằm đã trải qua nhiều thử thách do người dân ở đây còn thiếu kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm và chưa tin rằng nghề dâu tằm sẽ làm thay đổi cuộc sống. Do đó, mới chỉ có chưa đầy 15 ha với hơn 40 hộ tham gia nuôi tằm lấy kén.
Mặc dù vậy, quyết tâm của huyện và nhất là Đảng bộ, chính quyền xã Tân Đồng bằng mọi giá phải đưa được nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển. Đến nay, nghề dâu tằm đang dần khẳng định được vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế của xã. Toàn xã đã có gần 90 hộ tham gia trồng dâu với diện tích gần 30 ha.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng dâu nuôi tằm là rất cao so với các nghề và cây trồng khác như: trồng ngô, trồng lúa, nên phong trào trồng dâu nuôi tằm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở thôn 4 và thôn 5. ở đây nhiều hộ đã thực sự coi nghề dâu tằm là một nghề chính để xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình bà Lê Thị Lựu, bà Lê Thị Giảng, mỗi năm có thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng từ dâu, tằm. Bà Lựu chia sẻ: “Nghề dâu tằm thực sự đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi và nhiều hộ dân khác ở thôn 5 này, bởi thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao gấp 2 - 3 lần so với trồng ngô, trồng lúa”.
Phong trào trồng dâu nuôi tằm ở xã Tân Đồng càng sôi nổi hơn kể từ khi cán bộ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp huyện về chuyển giao cho bà con kỹ thuật nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm trên nền nhà. Những ruộng dâu được người dân đầu tư chăm sóc tốt hơn, nhà xưởng nuôi tằm lấy kén được mở rộng về quy mô hơn. Đã có những hộ áp dụng kỹ thuật nuôi tằm con để cung ứng giống và đã có vài hộ mở xưởng chế biến kén ngay tại địa phương. Người dân ở Tân Đồng giờ đây không còn phải lo từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm dâu tằm nữa và ước muốn của họ là trong tương lai gần xã sẽ xây dựng được làng nghề trồng dâu nuôi tằm để họ có cơ hội phát triển nghề này tại địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Sơn - trưởng thôn 5 tâm sự: “Trong thời gian tới, mong rằng sẽ được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng làng nghề dâu tằm để nhân dân yên tâm sản xuất, cải thiện cuộc sống”.
Ước muốn của người dân Tân Đồng là chính đáng và phù hợp với xu hướng phát triển, bởi khi đã có một làng nghề thì người trồng dâu nuôi tằm sẽ không còn phải lo tình trạng giá kén bấp bênh, hay phải chịu sự ép giá của thương lái mà không có một tổ chức nào đứng ra trợ giúp. Có thời điểm giá kén giảm xuống chỉ từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg đã làm cho nhiều hộ nuôi tằm dường như muốn quay lưng lại với nghề này. Thêm vào đó, hiện nay dâu được trồng chủ yếu rải rác trên những diện tích đất lúa cho năng suất thấp và đất đồi, vì vậy rất khó khăn cho bà con trong việc chăm sóc và thu hái. Nhiều hộ vẫn coi nghề dâu tằm là một nghề phụ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...
Để có một làng nghề dâu tằm bền vững, trước hết Tân Đồng cần sớm quy hoạch được vùng trồng dâu nguyên liệu tập trung có quy mô lớn để vừa đảm bảo đủ lá nuôi tằm với quy mô lớn đảm bảo môi trường nuôi tằm sạch không có dịch bệnh. Đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến kén tằm để thu mua sản phẩm cho bà con, từ đó tạo lòng tin để người dân thựt sự coi nghề dâu tằm là nghề chính, nghề mang lại thu nhập ổn định và lâu dài.
Ông Hán Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Tân Đồng cho biết: “Trong thời gian tới, Tân Đồng sẽ trồng thêm 25 đến 30 ha, nâng diện tích trồng dâu của xã lên hơn 50 ha và mở rộng quy mô hộ nuôi tằm trên địa bàn, phấn đấu xây dựng một làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở Tân Đồng.
Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, Tân Đồng sẽ có một làng nghề dâu tằm đúng với tầm vóc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi và đáp ứng được khát vọng xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu của người dân nơi đây”.
Thanh Tiến
Các tin khác
YB§T - Thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo kiên cố hóa nhà ở, thành phố Yên Bái đã khẩn trương triển khai, tích cực giúp đỡ các hộ nghèo có điều kiện vươn lên. Đến năm 2010, thành phố phấn đấu hoàn thành công tác này, về trước thời gian hai năm so với mục tiêu Đề án “Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
Không khí lạnh đang tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc khiến vùng núi có nơi nhiệt độ chỉ còn 7 độ C. Dự báo Hà Nội cũng rét đậm kéo dài.
YBĐT - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Trấn Yên lần thứ nhất vừa diễn ra trong hai ngày 12-13 tháng 11 vừa qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà dự và chỉ đạo đại hội.
YBĐT - đã có 30 tập thể, 66 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua được Sở Giáo dục - Đào tạo Yên Bái tặng giấy khen và 34 tập thể, 487 cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.