Thời gian gần đây, lợi dụng giãn cách xã hội, nhiều ứng dụng, website giật đơn hàng ảo không rõ nguồn gốc đã lôi kéo hàng nghìn người tham gia.
|
|
Trước những rủi ro và dấu hiệu lừa đảo, Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm Công nghệ cao (Bộ Công an) đã phát đi những cảnh báo người dân thận trọng khi tham gia vào những mô hình này.
Điển hình như Shopping Mall, webshopping.cc và shop555.cc… đang được giới thiệu như "thương mại điện tử" đến từ nước ngoài. Để tham gia người chơi phải nộp tiền thật để mua các gói hàng trên web có giá trị từ 300.000 đồng đến 300 triệu đồng. Nếu mỗi ngày giật được 60 đơn hàng, người tham gia sẽ được hưởng lãi từ 4 - 5%/ngày. Sau 1 tháng, tài khoản sẽ được nhân đôi.
"Nếu mình nộp vào 100 triệu đồng, tranh được 60 đơn hàng thì mỗi ngày mình kiếm được khoảng 5 triệu. Việc này rất phù hợp để chơi lướt sóng", một người tham gia cho biết.
Để mở rộng hệ thống, những mô hình này đã đưa ra các loại hoa hồng môi giới theo mô hình kim tự tháp, khi giới thiệu được người mới tham gia, theo tỷ lệ F0 hưởng 16% trên tổng số giá trị đơn hàng F1 nhận được, tương tự F1 nhận được 8% hoa hồng F2.
Tuy nhiên, theo công an, đây chỉ là những chiêu trò huy động tiền trái phép có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Các web này được các đối tượng ẩn danh tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và trụ sở tại Việt Nam. Bản chất của những mô hình này là không có hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị sử dụng, mà hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người tham gia sau trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước.
"Webshopping.cc và shop555.cc đưa ra phương thức thủ đoạn để lôi kéo nhà đầu tư tham gia tranh cướp đơn hàng theo mô hình đa cấp, đưa ra lãi suất cao. Người dân không nên tham gia đầu tư vào 2 website này, tránh bị các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để lôi kéo dẫn tới vi phạm pháp luật", Thiếu tá Lê Thanh Bình, Phó Trưởng phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, cho hay.
Cũng theo các chuyên gia, những mô hình dạng này khi đã huy động được số tiền lớn, các đối tượng sẽ ngừng chi trả lãi cho người tham gia, đồng thời đánh sập hệ thống và bỏ trốn cùng số tiền đã huy động được.
(Theo VTV)
Tối 12-8, Công an TP Hà Nội phát đi thông tin tiếp theo liên quan tới vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” đối với nhóm phóng viên, cộng tác viên bị khởi tố, bắt giam về hành vi trên.
Công an huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc hôm nay (12/8) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 14 người tụ tập đánh bạc trong mùa dịch tại nhà Phan Văn Tăng (SN 1993, ở xã Nghĩa Hưng).
Đêm 11/8, lực lượng chức năng xã Yên Thắng phối hợp với xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên xử lý 2 trường hợp trốn không qua chốt kiểm soát dịch bệnh Covid -19 thực hiện các biện pháp y tế theo quy định là Triệu Thị T. hộ khẩu thường trú huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang và Thào Hà T. hộ khẩu thường trú huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.