Việt Nam lần đầu thu tiền thi hành án từ nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/10/2021 | 9:23:29 AM

Lần đầu tiên Việt Nam có việc thu tiền thi hành án từ nước ngoài, khoản tiền thu được là 2,6 triệu USD và điều đặc biệt là đương sự Phan Sào Nam tự nguyện thi hành.

Bị cáo Phan Sào Nam khi đến tòa hồi tháng 11/2018.
Bị cáo Phan Sào Nam khi đến tòa hồi tháng 11/2018.

Lần đầu tiên Việt Nam có việc thu tiền thi hành án từ nước ngoài, khoản tiền thu được là 2,6 triệu USD trong vụ án của Phan Sào Nam.

Thông tin trên được ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), đưa ra trong buổi họp báo thường kỳ quý 3/2021 của Bộ diễn ra chiều 22/10.

Ông Nguyễn Thắng Lợi cho biết theo bản án có hiệu lực, Phan Sào Nam - một trong hai người cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip, phải thi hành án dân sự với số tiền 1.475 tỷ đồng. Đến tháng 9/2021, Phan Sào Nam đã nộp khắc phục 1.383 tỷ đồng, còn phải thi hành 11 tỷ đồng và 3,5 triệu USD.

"Ngày 10/9 vừa qua, lần đầu tiên Việt Nam thu tiền thi hành án từ nước ngoài. Khoản tiền thu được rất lớn là 2,6 triệu USD. Điều đặc biệt là đương sự Phan Sào Nam tự nguyện thi hành," Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự cho biết.

Theo ông Nguyễn Thắng Lợi, không ai ngay từ đầu tự nguyện thi hành án, việc thi hành án với Phan Sào Nam gặp nhiều khó khăn.

"Bằng cái tâm, trách nhiệm của chấp hành viên, của cơ quan thi hành án và được sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan liên quan như công an, viện kiểm sát và cả sự ủng hộ từ báo chí nên Phan Sào Nam đã tự nguyện thi hành án," ông Lợi chỉ rõ.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng, khó khăn rất lớn đến kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Mặc dù số vụ việc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vụ việc phải thi hành án nhưng số tiền lại chiếm rất lớn, tới 24,5% so với tổng số tiền phải thi hành. Có rất nhiều "đại án," điều kiện thi hành rất thấp.

Ông Lợi lấy ví dụ như vụ án liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như, tổng số tiền phải thi hành lên tới 15.000 tỷ đồng nhưng chỉ có tài sản không quá 500 tỷ đồng; 16 tài sản trong vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ có giá trị hơn 17.000 tỷ đồng nhưng các đương sự đang khởi kiện ra tòa để phân chia.

Trong khi đó, một số tài sản kê biên, vốn góp, tài sản hình thành trong tương lai… ở các đại án hiện nay chưa có quy định, gây khó khăn trong thực hiện.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự chỉ rõ do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương cách ly phong tỏa, đặc biệt nhiều địa phương số việc, tài sản lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai... do đó, nhiều việc đang trong quá trình xử lý phải dừng lại. Bên cạnh đó là các vướng mắc về thể chế, đặc biệt là cơ chế ủy thác, tài sản nằm nhiều địa phương khác nhau… khiến việc thi hành án kéo dài.

Ông Nguyễn Thắng Lợi cho biết sắp tới sẽ rà soát đánh giá tổng thể quy định pháp luật, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án trong xử lý tài sản; có giải pháp xử lý các vụ việc giá trị lớn, trong đó có tài sản tham nhũng; kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương…

Tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn cho biết tính đến hết ngày 30/9/2021, các cơ quan Thi hành án đã thi hành xong hơn 480.000 vụ việc với trên 34.000 tỷ. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong có quan nhà nước đã thi hành xong 455 bản án.

Các cơ quan thi hành án hành chính đã thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm chức năng theo dõi thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, đã tổ chức làm việc với người phải thi hành án trong 258 vụ việc; có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với 67 vụ việc; đăng tải công khai và theo dõi đối với 322 quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Đối tượng Nguyễn Thị Mận (trái) và đối tượng Trần Thị Loan (phải) tại Cơ quan Công an.

Khám xét nhà riêng của đối tượng tại phường An Phú Đông, quận 12 TP. Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng phát hiện thêm 2 phụ nữ, 2 trẻ em và 1 phụ nữ đang mang thai.

Đối tượng Trần Văn Hiếu. (Nguồn: VOV)

Theo thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang, ngày 22/10, tại thôn Tuấn Mỹ, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, người dân phát hiện ba người trong gia đình tử vong, trên người có nhiều thương tích.

Bà Mai Thị Dần tại buổi khám xét nơi làm việc vào sáng 21/10.

Bà Mai Thị Dần, Giám đốc Công ty TNHH Hà Lộc bị bắt với cáo buộc liên quan đến đường dây sản xuất 200 triệu lít xăng giả trong chuyên án 920G do Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp lực lượng Bộ Công an triệt phá từ đầu năm 2021.

Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Vàng A Phong, sinh năm 1983, trú tại thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục