Bị cáo Phan Thanh Hữu: "Cảnh sát biển cho phép, tàu chở xăng lậu mới vào''

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/10/2022 | 3:29:06 PM

Người "cầm đầu" đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng khai phải được sự đồng ý của cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, mới báo tin cho tàu chuyển xăng vào Việt Nam.

Bị cáo Phan Thanh Hữu
Bị cáo Phan Thanh Hữu

Sáng 28/10, sau 3 ngày công bố cáo trạng đại án buôn lậu xăng dầu, TAND Đồng Nai bắt đầu xét hỏi Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và Đào Ngọc Viễn (54 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng).

Hai đại gia xăng dầu này bị cáo buộc chủ mưu cầm đầu vụ án, cùng 72 bị cáo khác bị truy tố về các tội Buôn lậu, Nhận hối lộ theo Điều 188 và 354 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, Viễn cùng nhóm bạn chi 53,4 tỷ đồng (60%) và ông Hữu góp 40% vốn để lén đưa xăng từ Singapore về Việt Nam. Từ đây, xăng lậu được bán cho hàng loạt công ty, cửa hàng xăng dầu khu vực phía Nam và một số ít bán qua Campuchia.

Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, nhóm Hữu và Viễn đã vận chuyển 48 chuyến trên hai tàu Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn) và Western Sea (5.000 tấn), tổng cộng hơn 198 triệu lít xăng lậu, trị giá hơn 2.596 tỷ đồng. Trong đó, đã tiêu thụ hơn 197 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng Hữu hưởng hơn 156 tỷ.

Trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Phan Thanh Hữu cho biết, khi tàu Pacific Ocean và Western Sea từ Singapore về Việt Nam, ông này sẽ liên hệ với lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và cảng vụ. "Khi nào bên bảo kê thông báo cho vào thì mới được vào. Sau đó bị cáo điều các tàu Nhật Minh ra phao số 0 lấy xăng", Hữu khai.

Chủ tọa hỏi: "Còn lực lượng hải quan thì sao?", Hữu đáp: "Bị cáo không chơi với hải quan".

Trùm "xăng lậu" khai, những chuyến đầu xăng về có màu trắng nên khách hàng chê, Hữu lên mạng tìm mua phẩm màu rồi đưa ra chỗ các tàu xăng đậu (ngoài biển) pha vào cho giống màu vàng của xăng Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển xăng lậu có một hai lần bị lực lượng chức năng kiểm tra.

Liên quan đến việc bảo kê đường dây buôn lậu xăng dầu "khủng" này, hôm 15/7 Toà án quân sự Quân khu 7 xác định, từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2021, 9 cán bộ biên phòng, cảnh sát biển đã nhận khoảng 38 tỷ đồng để nhóm ông Hữu vận chuyển xăng từ Singapore về Việt Nam và tiêu thụ xăng lậu trên biển trong thời gian dài.

Tòa tuyên phạt bị cáo Lê Văn Minh (cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 4) 15 năm tù; Lê Xuân Thanh (cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 3) 12 năm về tội Nhận hối lộ. Cựu đại tá Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thế Anh, 49 tuổi, bị phạt tù chung thân về tội Nhận hối lộ và Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. 11 bị cáo khác bị phạt từ 6 tháng 21 ngày đến 16 năm với ba nhóm tội danh Buôn lậu, Nhận hối lộ và Không tố giác tội phạm.


Bị cáo Đào Ngọc Viễn. 

Trước đó, là người đầu tiên bị thẩm vấn, bị cáo Đào Ngọc Viễn thừa nhận cáo trạng truy tố đúng, song cho rằng VKS đã tính số tiền thu lợi bất chính (47 tỷ đồng) sai. "Bị cáo mong HĐXX xem xét lại do nhiều tình tiết chưa khai tại cơ quan điều tra. Thực chất số tiền thu lợi chỉ khoảng 36 tỷ đồng", ông này nói.

Giải thích thêm, bị cáo cho biết, có những lúc tiền chiết khấu bán hàng bị Hữu giấu. Ví dụ như bán cho Công ty Trúc Vân chiết khấu thực tế 3.500 đồng nhưng Hữu chỉ thông báo với nhóm là 4.000 đồng. "500 đồng ấy Hữu bỏ túi riêng chứ không chia. Bị cáo biết việc này nhưng do cần tiền nên phải làm lơ", Viễn khai.

Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng cũng cho rằng, nhóm mình góp vốn 60% với Hữu để buôn lậu xăng dầu từ Singapore về Việt Nam. Trong đó, mọi việc hoạt động mua bán với chủ hàng ở phía Singapore đều do Hữu phụ trách chứ Viễn không liên quan.

Được tòa cho đối chất, Hữu phản bác lời khai của Viễn. "Việc mua bán xăng là do Viễn phụ trách vì bị cáo không biết tiếng Anh. Còn chuyện chuyển tiền là do A Hùng (chưa rõ lai lịch), bị cáo chỉ là trung gian", Hữu nói.

Ngoài ra, Hữu cho rằng mình chỉ thu lợi 102 tỷ đồng chứ không phải 156 tỷ như cáo trạng truy tố. "Số lượng xăng lậu đưa về Việt Nam khoảng 197 triệu lít, trong đó 70 triệu lít được đưa qua Campuchia bán. Thế nên số xăng tiêu thụ ở Việt Nam chỉ còn 127 triệu lít, tức số tiền thu lợi bất chính là ít", Hữu phân tích.

Chiều nay, tòa tiếp tục xét hỏi.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Một đối tượng tham gia vụ giải quyết mâu thuẫn bị bắn được đưa đi cấp cứu.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã quyết định khởi tố vụ án, đồng thời phối hợp với biên phòng kiểm tra tất cả các bến tàu, phà, sân bay rời khỏi Phú Quốc từ chiều hôm qua (27-10) với quyết tâm không để các đối tượng tội phạm manh động có đường thoát.

Lê Thị Ngọc Anh và Tào Đức Hiệp.

Tào Đức Hiệp bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ còn Lê Thị Ngọc Anh bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổ công tác Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an quận Kiến An (Hải Phòng) nổ súng bắn chỉ thiên trấn áp, bắt giữ 4 đối tượng đi ô tô nghi vận chuyển ma túy trên cao tốc Hải Phòng – Hạ Long.

Các đối tượng Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Quang Vinh (từ trái qua phải) đang bị tạm giữ hình sự. Phía dưới là các đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý bị bắt giữ - Ảnh Công an Nghệ An

Tự nhận mình được “bề trên” ứng vào, Hoà thường xuyên tổ chức “hầu đồng” để tụ tập thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma tuý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục