Đề nghị xử lý những người dựng clip "kho báu Trương Mỹ Lan" là có cơ sở

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/4/2024 | 8:29:54 AM

Liên quan đến những thông tin lan truyền đi tìm "kho báu Trương Mỹ Lan" trên mạng xã hội, ngày 20.4, luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan cho hay, vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng.

Bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng 5.3.
Bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng 5.3.

Đề nghị của luật sư Giang Hồng Thanh không phải không có cơ sở, vì xem những clip đăng tải trên mạng xã hội, thấy rõ nhiều hành vi vi phạm.

Ví dụ như clip lồng ghép vào khẩu hình của bà Trương Mỹ Lan như sau:

- Chỗ bị cáo giấu tiền có ai biết chưa?

- Dạ chưa ai biết.

- Vậy bị cáo giấu ở đâu, khai thành khẩn cho HĐXX biết để hưởng lượng khoan hồng?

- Dạ đang ở ngoài biển ạ. Dạ đúng rồi, sáu trăm mấy nghìn tỉ.

Nội dung trên không đúng với diễn biến tại phiên tòa, như vậy là xuyên tạc sự thật, trong đó có lời nói của Chủ tọa phiên tòa và của bị cáo Trương Mỹ Lan. Bà Trương Mỹ Lan là bị cáo của một vụ án, nhưng bà vẫn được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Cần xem xét hành vi gán ghép hình ảnh và lời nói của bà Lan để làm trò đùa cợt. Chưa kể, còn xuất hiện địa điểm mang tên "kho báu Trương Mỹ Lan" trên Google Maps, dù những nơi đó là các cơ sở kinh doanh.

Nội dung của phiên tòa bị lắp ghép để xuyên tạc, người dân không biết thực hư, sẽ gây hoang mang trong dư luận. Vụ này xuyên tạc được, vụ khác cũng có thể xảy ra, rất nguy hiểm.

Nếu như để cho nhiều người tự tung tự tác, lấy hội thoại của chủ tọa và bị cáo ở các phiên tòa ra để chỉnh sửa, trắng đen lẫn lộn, rồi làm clip tung lên mạng xã hội, thì đúng là loạn.

Nhiều người không hiểu được các kỹ thuật, ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh, nội dung, nên tin vào những thứ đặt điều, xuyên tạc, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Vụ truy tìm "kho báu Trương Mỹ Lan" là ví dụ về lấy một phiên tòa ra để tạo cơn sốt vì những mục đích riêng.

Khoản 5, Điều 16 Luật An ninh mạng quy định: "Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác".

Việt Nam có đầy đủ luật pháp để điều chỉnh các hành vi vi phạm trên không gian mạng, cần xem xét đề nghị của luật sư Giang Hồng Thanh, nếu có căn cứ thì xử lý theo quy định.

Đó là có pháp thì phải hành, lập lại trật tự văn minh trên mạng xã hội và sự tôn trọng pháp luật của công dân khi sử dụng mạng xã hội.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa hồi tháng 7/2022.

Ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi, sống tại "tịnh thất Bồng Lai", bị khởi tố về hành vi Loạn luân, sau thời gian dài nhà chức trách làm rõ nguồn tin tố giác tội phạm.

Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục