Ngày 13/5, Bộ Công an cảnh báo, nhiều trang thông tin mạo danh cổng thông tin điện tử của Bộ để tiếp cận các nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ.
|
Một số Trang Thông tin mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trên Facebook.
|
Những ngày vừa qua xuất hiện nhiều Trang Thông tin mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để cung cấp thông tin, trong đó đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ, như: "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo"... với cam kết chỉ thu tiền sau khi người dân đã lấy lại tiền lừa đảo.
Đây là một trong những hành vi giả mạo, nhằm tiếp cận người dân đang là nạn nhân bị lừa đảo, lợi dụng tâm lý tiếc tiền, cần lấy lại tài sản đã mất để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối với họ.
Bộ Công an khẳng định, hiện nay, Bộ chỉ cung cấp thông tin chính thức trên môi trường mạng qua hai kênh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (https://mps.gov.vn/ và https://bocongan.gov.vn/) và trang thông tin Bộ Công an trên nền tảng Facebook (https://www.facebook.com/mps.gov?mibextid=LQQJ4d).
Hình ảnh giao diện Trang Thông tin chính thức của Bộ Công an trên Facebook.
Đồng thời, Bộ Công an cũng đề nghị người dân hãy thận trọng khi sử dụng các nguồn thông tin không chính thức, mạo danh Bộ Công an Việt Nam.
Tuyệt đối không nghe theo, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo"... trên không gian mạng.
Không chuyển tiền cho các đối tượng trên để được hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ.
Hiện nay, Bộ Công an và các đơn vị liên quan cũng không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua các mạng xã hội. Người dân cần trực tiếp đến các cơ quan Công an để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu chính về các vụ việc lừa đảo mà mình là nạn nhân để được tiếp nhận, giải quyết.
(Theo SKĐS)
Mỗi ngày, nhóm đối tượng giả danh nhân viên sàn thương mại điện tử, thực hiện từ 1.500 - 2.000 cuộc gọi nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra khá phức tạp khi nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng lừa đảo.
Dâng thuê 12 đối tượng gọi điện, tiếp cận nhiều người để lừa đảo. Trung binh các đối tượng gọi từ 1.500 – 2.000 cuộc điện thoại một ngày để thực hiện hành vi phạm tội.
8 đối tượng đã mượn danh, mạo danh cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí để đe dọa người khác chiếm đoạt tài sản.