Giả danh shipper để lừa đảo, Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn tinh vi

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/4/2025 | 2:36:55 PM

Giả mạo người giao hàng (còn gọi là shipper) dù không mới nhưng thủ đoạn này vẫn khiến nhiều người sập bẫy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các đối tượng lừa đảo thu thập, mua bán dữ liệu những người thường xuyên mua hàng online, sau đó giả danh shipper gọi điện thoại thông báo giao hàng vào những khung giờ bị hại thường không có nhà, gửi thông tin chuyển khoản đề nghị thanh toán. Sau đó, thông báo chưa nhận được tiền, lừa bị hại tiếp tục chuyển tiền hoặc gửi tin nhắn thông báo bị hại đã đăng ký 1 gói dịch vụ nào đấy, với mức phí từ 2-10 triệu đồng/tháng và hướng dẫn nạn nhân tiếp tục chuyển tiền để hủy gói dịch vụ... để chiếm đoạt.

Đối tượng lừa đảo giả danh shipper đến giao hàng (bên trong hầu hết là hàng giả, hàng rẻ tiền hoặc không có giá trị), đề nghị thanh toán trước hoặc thanh toán khi giao hàng nhưng không cho kiểm tra hàng hóa.

Các đối tượng lừa đảo tiếp cận với các kênh livestreaming bán hàng, tiếp cận với những khách hàng đặt mua hàng online, đề nghị xác thực đơn hàng tại các trang web giả mạo hoặc yêu cầu tải app theo dõi giao hàng để chiếm quyền kiểm soát điện thoại, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Các đối tượng gọi điện giả danh shipper giao hàng để thu thập thông tin cá nhân của người dân, sử dụng cho các phương thức, thủ đoạn lừa đảo khác.

Một số khuyến cáo người dân cách nhận biết phương thức, thủ đoạn lừa đảo giả danh shipper để chủ động phòng ngừa:

- Luôn kiểm tra kỹ đơn hàng, xác nhận với người gửi trước khi thanh toán.

Nếu không đặt hàng, từ chối nhận và không thanh toán.

- Yêu cầu được kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Nếu shipper từ chối, hãy liên hệ ngay với người bán hoặc tổng đài của đơn vị vận chuyển.

- Chỉ thanh toán khi hàng đó đúng do mình đặt, kiểm tra hàng đảm bảo chất lượng, nên thanh toán trực tiếp với bên bán hoặc thông qua các sàn thương mại số. Kiểm tra kỹ thông tin tài khoản trước khi chuyển tiền. Không quét mã QR từ nguồn không rõ ràng.

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho người lạ hay các đối tượng mạo danh shipper (các shipper chân chính luôn có thông tin của khách hàng trên đơn hàng).

- Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời tố cáo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, đồng thời chủ động lưu giữ các nội dung trao đổi giữa mình và đối tượng lừa đảo để cung cấp cho cơ quan Công an phục vụ công tác điều tra (chụp ảnh lại các nội dung tin nhắn, ghi âm cuộc gọi, sao kê chuyến tiền...).

(Theo VTV)

Các tin khác
Một phiên tòa giả định tổ chức tại Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên, góp phần tuyên truyền pháp luật cho học sinh.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là cầu nối đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Thời gian qua, các sở, ban, ngành, địa phương nói chung và thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh nói riêng luôn tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến kịp thời bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực.

Mẫu sản phẩm - Tang vật vụ án bị CQĐT thu giữ

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 8 đối tượng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Sản phẩm giả bị phát hiện.

Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Các công dân được Công an tỉnh Yên Bái tiếp nhận.

Ngày 8/4/2025, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an tiếp nhận 6 công dân bị cơ quan chức năng Thái Lan trao trả về Việt Nam. Đây là số công dân bị các đối tượng dụ dỗ ra nước ngoài làm việc với lời hứa “việc nhẹ, lương cao”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục