Vật liệu nổ thất thoát từ đâu

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2011 | 2:42:33 PM

YBĐT - Trong suốt quá trình vận chuyển, cất trữ và sử dụng vật liệu nổ phải chịu sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của ngành công thương, ngành công an và các tổ công tác liên ngành do UBND tỉnh thành lập.

Vật liệu nổ là loại hàng hóa đặc biệt được quản lý nghiêm ngặt theo các quy định của  Nhà nước; mọi tổ chức có nhu cầu Sử dụng thuốc nổ vào việc sản xuất  kinh doanh (chủ yếu là để phá đá trong quá trình khai thác khoáng sản hoặc san tạo mặt bằng xây dựng các công trình) phải đến Sở Công thương đăng ký và được cơ quan công an kiểm tra; khi đảm bảo mọi yêu cầu quy định thì UBND tỉnh mới cấp phép; giấy phép sử dụng vật liệu nổ có thời hạn nhất định và chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp có đầy đủ các quy định cần thiết...

Các quy định trong việc quản lý vật liệu nổ rất nghiêm ngặt từ việc vận chuyển, cất trữ, kho chứa được thiết kế riêng, phải được canh gác cẩn thận 24/24 giờ, việc đánh mìn phải có đầy đủ các thành phần như chỉ huy, giám sát, công nhân kỹ thuật; quá trình phá nổ phải có phương án đã được phê duyệt…

Trong suốt quá trình vận chuyển, cất trữ và sử dụng vật liệu nổ phải chịu sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của ngành công thương, ngành công an và các tổ công tác liên ngành do UBND tỉnh thành lập.

Yên Bái là một tỉnh miền núi, việc xây dựng các công trình công nghiệp quy mô lớn, nhất là làm đường giao thông thường phải sử dụng vật liệu nổ để phá đá; đặc biệt, Yên Bái là địa phương giàu tiềm năng khoáng sản, thế mạnh này đang được chú trọng khai thác, vì vậy, việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp càng trở nên phổ biến với khối lượng lớn tại các khu mỏ như ở Yên Bình và Lục Yên.

Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý vật liệu nổ công nghiệp, ngành công thương thực hiện công tác quản lý Nhà nước về vật liệu nổ, hàng loạt các lớp tập huấn về việc quản lý, giám sát và kỹ thuật sử dụng vật liệu nổ đã được tổ chức; các phòng ban chuyên môn của Sở Công thương đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các điều luật quy định, cùng với đó, tham mưu đắc lực cho UBND tỉnh trong việc tổ chức quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

 Công tác kiểm tra, giám sát cũng đã được cơ quan công an, Phòng An toàn kỹ thuật khai thác mỏ Sở Công thương và Thanh tra an toàn lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thường xuyên, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những vướng mắc, yếu kém của doanh nghiệp có sử dụng vật liệu nổ.

Qua kiểm tra, hàng chục đơn vị vi phạm các quy định đã bị các cơ quan chức năng lập biên bản, xử phạt hành chính mỗi năm… Đó là những nỗ lực rất lớn nhằm quản lý vật liệu nổ sử dụng vào mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý vật liệu nổ hiện nay vẫn còn những tồn tại chưa được khắc phục.

Mới đây nhất một vụ mất cắp vật liệu nổ đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra, 216 kg thuốc nổ do Công ty cổ phần An Sinh quản lý tại kho ở xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã bị kẻ gian lấy cắp, hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra.

Đặc biệt đã có tình trạng dùng mìn làm vũ khí giết người như vụ việc ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên mới đây khi một thanh niên do mâu thuẫn với cha mẹ đã dùng mìn để tự sát hay vụ Công an Yên Bình bắt giữ vụ vận chuyển hàng chục kg thuốc nổ đúng vào thời điểm bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, thời điểm phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội một cách tuyệt đối.

Câu hỏi đặt ra là: Vật liệu nổ thất thoát từ đâu? Đại tá Lương Năng Thi - Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Yên Bái khẳng định: “Đơn vị sử dụng vật liệu nổ chủ quan, thiếu trách nhiệm đã khiến cho thuốc nổ bị tuồn ra ngoài!”. Quy định của Nhà nước là: thuốc nổ phải được cất trữ trong kho, kho được xây dựng cẩn thận, phải bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ. Quy định là vậy nhưng có lẽ vì quá tin cái… khóa, vì lơi là mất cảnh giác nên nhiều kho mìn bị kẻ gian đột kích mà đơn vị quản lý cũng như lực lượng bảo vệ khi biết đều đã quá muộn.

Đã có không ít những vụ án liên quan đến vật liệu nổ bị khởi tố, không ít những đối tượng trộm cắp, vận chuyển buôn bán vật liệu nổ phải ngồi tù và cả những cái chết, những thương tật đau đớn suốt đời khi sử dụng thuốc nổ sai mục đích nhưng vì lợi ích trước mắt, vì thú vui chết người mà thực trạng vật liệu nổ bị đánh cắp, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng sai mục đích vẫn diễn ra.

 Vậy giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Câu trả lời là phải có sự quyết tâm, sự chung tay của mọi tổ chức và cá nhân mới thực hiện được, đó là, ngành chức năng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và có hình thức xử lý thích đáng những tổ chức và cá nhân vi phạm. Đơn vị sử dụng vật liệu nổ cần đề cao tinh thần trách nhiệm, phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định hiện hành…

Đây chính là khâu quan trọng nhất vì các ngành chức năng cũng chỉ là cơ quan tham mưu, hướng dẫn; chính đơn vị, doanh nghiệp mới là đối tượng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về những việc làm và hậu quả của đơn vị mình.

Khi việc quản lý vật liệu nổ ở các doanh nghiệp còn có những bất cập, tình trạng vật liệu nổ còn trôi nổi, việc sử dụng nó không có giấy phép còn diễn ra thì chính quyền và cán bộ cơ sở (từ thôn bản, xã phường, lực lượng công an, dân quân xã, công an huyện, thị phụ trách địa bàn) phải là những người đầu tiên phát hiện và ngăn chặn những vụ sử dụng vật liệu nổ không phép.

 Tấn Đạt

Các tin khác

YBĐT - Chỉ vì ham lợi nhuận, bất chấp pháp luật, Nguyễn Đăng Kiên, sinh năm 1977, cư trú tại tổ 1a, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái đã 2 vào tù vì phạm tội “Mua bán trái phép các chất ma túy”.

Các bị cáo mua bán trái phép chất ma túy trước phiên tòa xét xử công khai tại phường Yên Ninh.

YBĐT - Bốn bị cáo là Nguyễn Thị Thoa, Trần Văn Thái, Phạm Thị Hương và Màu Văn Xuân đều cư trú trên địa bàn phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái) phạm tội “Mua bán trái phép các chất ma tuý” vừa bị Tòa án nhân dân thành phố đưa ra xét xử công khai tại chính nơi các bị cáo đang cư trú. Tổng mức hình phạt tù cho 4 bị cáo là 14 năm 2 tháng tù giam.

Sầm Đức Xương khá bình thản khi nghe tòa tuyên án.

12 giờ trưa nay (28-6), phiên phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan của "hiệu trưởng mua dâm" Sầm Đức Xương kết thúc. TAND tỉnh Hà Giang, TAND Tối cao bác bỏ toàn bộ nội dung kháng cáo và tuyên y án đối với bị cáo Trần Đức Xương 9 năm tù vì phạm tội mua dâm trẻ vị thành niên.

YBĐT - Thời gian gần đây, trên địa bàn một số huyện như Văn Chấn, Văn Yên và thành phố Yên Bái thường xuất hiện một số nhóm người trong đó có cả cán bộ, công chức Nhà nước tham gia tuyên truyền, vận động và môi giới chương trình "Vừa du lịch, vừa kiếm tiền" hay còn được gọi với các tên khác là "Kỳ nghỉ kim cương".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục