Công nghệ tên lửa giúp vận động viên Trung Quốc giành Huy chương vàng Olympic

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/8/2021 | 11:15:44 AM

Các vận động viên bơi lội Trung Quốc vừa gây ấn tượng với những màn thể hiện ở Olympic Tokyo. Ngoài khổ luyện và tài năng, thành công của họ một phần nhờ vào công nghệ tên lửa, công ty vũ trụ lớn nhất Trung Quốc khẳng định.

Một vận động viên bơi lội Trung Quốc đang được huấn luyện.
Một vận động viên bơi lội Trung Quốc đang được huấn luyện.

Ngày 30/7, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ vũ trụ Trung Quốc (CASC) nói rằng các nhà khoa học vũ trụ của nước này đã chế ra phiên bản nhỏ gọn của hệ thống dẫn đường dùng cho tên lửa để giúp các vận động viên bơi lội điều chỉnh kỹ thuật và giảm lực cản.

"Tư thế bơi ảnh hưởng trực tiếp lên tốc độ”, CASC khẳng định.

Công nghệ này sử dụng một hệ thống dựa vào camera để "cung cấp cơ sở khoa học để huấn luyện viên vạch ra kế hoạch huấn luyện, tối ưu hoá kỹ thuật và giảm lực cản”, CASC cho biết.

Tổng cụ thể thao Trung Quốc cho biết, một ống khí động mới được xây dựng ở Bắc Kinh hồi năm ngoái để giúp cải thiện thành tích thi đấu trong các kỳ thi quốc tế, bao gồm cả Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

Công nghệ vũ trụ cũng được sử dụng ở các quốc gia khác để tăng kết quả thi đấu.

Trước Olympic Bắc Kinh 2008, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dùng ống khí động để giúp đội tuyển bơi lội quốc gia tìm chất liệu áo tắm có lực cản nhỏ nhất, theo thông tin trên website của NASA. Tuy nhiên, trang phục bơi đó sau đó bị cấm vì không phải tất cả các vận động viên đều được tiếp cận công nghệ mới.

Những huấn luyện viên hàng đầu từ lâu đã dùng thiết bị cảm biến chuyển động để giám sát vận động viên trong quá trình tập luyện.

Họ dùng hệ thống theo dõi bằng camera tương tự như trong ngành công nghiệp điện ảnh để chụp chuyển động của các bộ phận cơ thể.

Nhưng ở tầm cao hơn, những thay đổi nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy lại có thể làm nên khác biệt, vì thế cần công nghệ tốt hơn để nắm được thông tin. Và đó là lý do các nhà khoa học vũ trụ vào cuộc, CASC cho biết.

Để bắn trúng mục tiêu cách xa 10.000km, các tên lửa đạn đạo liên lục địa dùng hệ thống hướng dẫn quán tính. Hệ thống này dựa vào những con quay hồi chuyển phức tạp để theo dõi chuyển động, xác định vị trí và tư thế của tên lửa khi không có tín hiệu vệ tinh.

Các con quay hồi chuyển hoạt động cực kỳ chính xác, nhưng cũng cồng kềnh như tên lửa.

CASC nói rằng các nhà khoa học vũ trụ đã dành hơn 1 năm để biến đổi công nghệ này và giảm trọng lượng của các con quay xuống chỉ còn vài lạng, để các vận động viên có thể đeo trên vai và những vị trí khớp mà không gây cản trở chuyển động của họ.

Dụng cụ này cho phép các nhà khoa học tính toán chính xác lực cản do các chuyển động khác nhau tạo ra, để từ đó tìm ra giải pháp giúp vận động viên điều chỉnh kỹ thuật và thay đổi tư thế.

Nhóm vận động viên chèo thuyền của Trung Quốc giành huy chương vàng tại Olympic Tokyo cũng đã dùng ống khí động trong lúc huấn luyện.

(Theo TPO)

Các tin khác

Lần đầu tiên sau 109 năm, Huy chương (HC) vàng một nội dung ở một kỳ Olympic được trao cho hai vận động viên (VĐV), với Mutaz Essa Barshim và Gianmarco Tamberi ở nội dung nhảy cao nam.

Rojas trong cú nhảy lập kỷ lục thế giới trên sân Olympic, Sapporo tối 1/8

Ở lượt nhảy quyết định tối 1/8, Yulimar Rojas phá kỷ lục thế giới nhảy ba bước nữ đã tồn tại 26 năm, và đoạt Huy chương vàng Olympic Tokyo 2020.

Su Bingtian trở thành VĐV châu Á đầu tiên sau 89 năm lọt vào chung kết nội dung chạy 100m nam.

Dù không giành huy chương, nhưng với việc lọt vào đợt chạy chung kết nội dung 100m nam, vận động viên (VĐV) người Trung Quốc Su Bingtian trở thành người châu Á đầu tiên làm được điều này sau 89 năm.

Nguyễn Thị Thùy Linh và một số VĐV thi đấu tốt theo đúng thực lực, nhưng vẫn không đủ sức tranh chấp huy chương.

Thành tích ở Olympic Tokyo 2020 cho thấy khoảng cách trình độ giữa thể thao Việt Nam và đấu trường Thế vận hội vẫn còn xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục