Trung Quốc thống trị 6 môn thể thao tại Olympic Tokyo 2020

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/8/2021 | 2:35:48 PM

Mỹ đứng đầu về huy chương nhưng Trung Quốc áp đảo ở nhiều môn thể thao nhất tại Olympic Tokyo 2020.

Đoàn Trung Quốc xếp thứ hai tại Olympic Tokyo 2020.
Đoàn Trung Quốc xếp thứ hai tại Olympic Tokyo 2020.

Đoàn thể thao Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng Olympic Tokyo 2020 về tổng số huy chương (113) cũng như số lượng huy chương vàng (39). Đoàn Trung Quốc không giữ được vị trí dẫn đầu trong ngày bế mạc Thế vận hội (kém đúng một huy chương vàng).

Tuy nhiên, nền thể thao số một châu Á lại là đoàn thống trị nhiều môn nhất ở Olympic Tokyo 2020. Các vận động viên Trung Quốc hoàn toàn áp đảo ở các môn nhảy cầu, cầu lông, thể dục dụng cụ, bắn súng, bóng bàn và cử tạ.

Riêng ở môn nhảy cầu, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế số một thế giới với việc giành 7 huy chương vàng trong số 8 bộ huy chương được trao. Ở môn cầu lông, các VĐV của quốc gia tỷ dân chỉ trượt HCV ở nội dung đôi nữ, sau khi thua Indonesia ở trận chung kết. 

Trong khi đó, đoàn thể thao Mỹ chiếm ưu thế ở 5 môn là bơi, điền kinh, bóng rổ, golf, bóng chuyền. Trong các môn thế mạnh, đoàn Mỹ mất vị thế về tay Trung Quốc ở môn thể dục dụng cụ. Việc VĐV số một thế giới Simone Biles gặp vấn đề về tâm lý và rút lui trước 4 nội dung chung kết có ảnh hưởng lớn.

Đoàn thể thao Trung Quốc tự đánh giá Olympic Tokyo 2020 là kỳ Thế vận hội thành công của họ. Trừ Olympic Bắc Kinh 2008 diễn ra trên sân nhà, chưa bao giờ đoàn Trung Quốc có thành tích tốt như ở Nhật Bản lần này cả về tổng số huy chương lẫn số huy chương vàng.

Trong số 38 HCV của đoàn Trung Quốc, có 28 HCV giành được ở các môn thế mạnh truyền thống của họ. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc cho rằng thành công lớn nhất của đội nhà là bơi và điền kinh, với 5 tấm HCV và sự góp mặt ở chung kết nội dung chạy 100m của Su Bingtian, người châu Á duy nhất làm được điều này trong vòng 90 năm.

Các VĐV của quốc gia tỷ dân cũng phá 4 kỷ lục thế giới, 21 kỷ lục Olympic. Theo người phát ngôn của đoàn thể thao Trung Quốc, đây là thành quả của việc ứng dụng những phương pháp huấn luyện công nghệ cao như dữ liệu lớn, các trang bị cảm biến, phân tích băng hình hay công nghệ sức gió...

(Theo VTC)

Các tin khác
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch "Hướng dẫn toàn dân tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2021-2025".

Lê Quang LIêm (phải) đã không thể tạo bất ngờ trước So Wesley

Ngày 8-8 (giờ châu Âu), kỳ thủ Lê Quang Liêm đã thua đối thủ người Mỹ từng hạng 2 thế giới So Wesley ở trận chung kết giải cờ vua online Chessable Masters.

Kỷ lục gia châu Á Võ Thanh Tùng (bìa phải) và đội tuyển bơi thể thao người khuyết tật Việt Nam.

Olympic Tokyo còn chưa chính thức khép lại nhưng với lực lượng thể thao người khuyết tật (TTNKT) Việt Nam, nỗi khao khát được đến với đấu trường quốc tế so tài cùng bạn bè khắp nơi ngày thêm cháy bỏng. Ngày 24-8, Paralympic Tokyo mới khai mạc nhưng có thể nói đến thời điểm này, TTNKT Việt Nam đã hoàn tất chu trình chuẩn bị, chỉ còn chờ ngày lên đường.

Vận động viên nhảy sào của Mỹ, Sam Kendricks đã phải chia tay Olympic Tokyo vì COVID-19.

Với 236 ca dương tính với SARS-CoV-2, các nhân viên hợp đồng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số ca trên, trong khi chỉ có 29 ca dương tính trong khoảng 11.000 vận động viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục