Nhìn lại Giải Bóng chuyền nữ vô địch châu Á 2009: Giải thành công, đội chủ nhà thất bại
- Cập nhật: Thứ ba, 15/9/2009 | 12:00:00 AM
Gần 3.000 người xem Thủ đô đã mãn nhãn với đêm chung kết hào sảng của những "chân dài". Cờ Việt Nam và các nước tung bay, cổ động viên (CĐV) Thái Lan và Trung Quốc bắt tay nhau, tiếng hát "Việt Nam, Hồ Chí Minh" đan xen háo hức… Minh chứng một giải thành công do Việt Nam tổ chức.
Có chủ công Ngọc Hoa, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành chiến thắng tuyệt đối 3-0 trước Sri Lanka.
|
1. Toàn cảnh
Sự có mặt của những "anh hào" cấp thế giới làm cho giải này sôi động hẳn lên. Trận quyết đấu ở vòng 1 giữa Thái Lan - Hàn Quốc đã báo hiệu sự trỗi dậy của bóng chuyền Đông Nam Á, nhân tố Thái Lan trở thành hiện tượng đặc biệt. Trật tự mới được xác lập: đội ĐKVĐ Nhật Bản tụt xuống hạng 3 ở giải này, Trung Quốc hạng 2, dưới Thái Lan (hạng 17 thế giới). Còn Việt Nam hạng 7 đúng như dự đoán.
2. Một thoáng chuyên môn
Bóng chuyền thế giới đang có cuộc cách mạng lớn về lối chơi, với tư duy "cao, nhanh, mạnh và xa". Những đại diện châu Á rất nhanh chóng nhập cuộc tư duy này là Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ trừ Thái Lan. HLV Kiatipong - kiến trúc sư trưởng của bóng chuyền Thái Lan đã quyết tâm xây dựng và áp đặt lối chơi dựa trên truyền thống, tức là lấy sức mạnh, sự bền bỉ, nét khéo léo và mọi yếu tố truyền thống ở trò chơi vận động của dân tộc mình là chính. Chính lối suy nghĩ này đã đưa các cầu thủ Thái đi đến đích cuối cùng và người hùng của trận chung kết là một cô gái Thái Lan cao chỉ 1m74, nhưng lối đánh bóng của Onuma đã làm mọi người thán phục.
3. Mổ xẻ thất bại của đội chủ nhà
Rất ít khán giả đủ bình tĩnh chứng kiến thất bại thảm hại của các cô gái Việt Nam khi nhìn họ thua cả các "cầu thủ học sinh" đến từ Đài Loan (Trung Quốc). Dễ nhận thấy những điểm yếu cần rút ra bài học để tìm cách khắc phục.
Một là thể lực kém, kéo theo sức bền chuyên môn kém. Điều này đáng nói, bởi tại sao Thái Lan, cũng có giải quốc gia, vừa tham dự Grand Prix với tần suất và cường độ thi đấu cao hơn hẳn ta mà bây giờ vẫn rất khỏe và dẻo dai?
Hai là dấu hiệu không ổn định về chuyên môn. Bước một kém, dễ bị tâm lý và phát bóng hỏng. Bài toán chuyền hai ở ĐTVN có vấn đề, vì chuyền hai chỉ biết cách cung cấp bóng cho phụ công Ngọc Hoa, cho nên khi Ngọc Hoa mà kém phong độ là ảnh hưởng ngay, mà đáng lẽ, chuyền hai phải phân phối bóng cho cả đội chứ không vì riêng ai.
Ba là sự sa sút của các chủ công, Bùi Huệ có dấu hiệu chững lại, Đỗ Thị Minh còn non. Phạm Thị Yến lại chưa lành chấn thương.
Cuối cùng là trách nhiệm của BHL, nói rộng ra là của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, chưa có một chiến lược thật căn cơ cho đội bóng. Thái Lan mạnh là thế, song họ nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn hẳn khi đem cả bộ máy kỹ thuật chuyên môn sang dự giải với 4 HLV, 2 chuyên viên đem theo 2 máy tính có cài phần mềm rất hiện đại và chính xác, lại bố trí 4 camera ở 2 khán đài để ghi hình, khác hẳn những bản thống kê chưa chuẩn xác của chủ nhà.
Chia tay giải châu Á, bóng chuyền Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm, nếu muốn giữ vững ngôi á quân SEA Games.
(Theo HNMO)
Các tin khác
Những vấn đề về thời tiết và nhất là đội chủ nhà Chonburi FC khá mạnh đang là thách thức cơ hội đi tiếp của thầy trò HLV Mai Đức Chung ở trận tứ kết lượt đi cúp C2 châu Á diễn ra chiều 15/9.
Không được HLV Mota sử dụng trong trận thua đậm 1-4 của Leixoes trước Porto, nhưng Công Vinh không thất vọng. Anh đánh giá đây là một trải nghiệm thú vị, và bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng đoạt lấy cơ hội ra sân.
YBĐT - Bước sang tuổi 17, Lê Bình Định, thôn Tiền Phong, xã Minh Quân (huyện Trấn Yên - Yên Bái) vinh dự được tôn vinh là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của tuổi trẻ huyện Trấn Yên trong cuộc vận động “Thanh niên làm theo lời Bác”. Em đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu môn điều kinh tại các giải trong và ngoài nước.
"Cậu bé vàng" nhất quyết không từ chức bất chấp kết quả tồi tệ của ĐTQG. Nhưng tờ Goal cho rằng LĐBĐ Argentina (AFA) hoàn toàn có cơ sở để đuổi việc nhà cầm quân nghiệp dư này.