Nam Phi: Máu đổ trước thềm World Cup
- Cập nhật: Thứ hai, 7/6/2010 | 2:03:28 PM
Ít nhất 16 người (trong đó có 1 cảnh sát) đã bị thương sau khi hàng nghìn CĐV Nam Phi giẫm đạp lên nhau để tìm cách lọt vào sân theo dõi trận đấu giao hữu giữa Nigeria và CHDCND Triều Tiên.
|
Trước khi World Cup 2010 diễn ra, các chuyên gia an ninh châu Âu đã cảnh báo về công tác tổ chức của Nam Phi, nước chủ nhà đầu tiên của Lục địa đen có vinh dự đăng cai sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh. Đến ngày hôm qua (6/6), những vấn đề này mới bộc lộ một cách rõ ràng nhất.
Trận đấu giao hữu chuẩn bị cho World Cup 2010 giữa Nigeria và CHDCND Triều Tiên được tổ chức tại sân Makhulong có sức chứa khiêm tốn khoảng 12.000 người. Sân này cũng không nằm trong những sân đăng cai tổ chức các trận đấu tại World Cup.
Trước khi trận đấu này diễn ra, BTC sân không bán vé mà phát miễn phí cho người hâm mộ. Thế nhưng tất cả đều không lường được trước được sự cuồng nhiệt quá mức của các CĐV Nam Phi.
Ngay ở lần mở cửa đầu tiên, dòng người đổ vào sân Makhulong đông tới mức buộc lực lượng cảnh sát phải ra lệnh đóng cửa khẩn cấp. Sau khi xem xét tình hình, BTC sân quyết định tiếp tục cho CĐV vào sân. Đến lúc này thảm họa mới thực sự xảy ra. Do lo ngại hết chỗ, đám đông hâm mộ ùn ùn kéo vào, không ai nhường ai và biến trận đấu giao hữu thành màn giẫm đạp kinh hoàng.
Theo thống kê nhanh của lực lượng y tế, ít nhất 15 người đã bị thương, trong đó 1 cảnh sát làm nhiệm vụ bị thương nặng và đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.
Japhta Mombelo – một CĐV mặt đầm đìa máu thuật lại với phóng viên với giọng nói vẫn chưa hết run. “Tôi đang xếp hàng vào sân thì bỗng ngã nhào vì đám đông phía sau liên tục chen đẩy. May tôi được cứu kịp và cảnh sát yêu cầu ở lại để chờ xe cứu thương”.
Còn Princess Mbali thì thảng thốt nói. “Tôi liên tục bị giẫm đạp lên người. Chẳng ai buồn chú ý dưới chân họ là cái gì. Tôi tưởng mình đã chết rồi”. Cổ động viên này khẳng định, lực lượng cảnh sát đã quá lơ là nhiệm vụ của mình. “Tôi chẳng thấy cảnh sát làm gì. Họ chỉ lặng lẽ theo dõi trận đấu. Những người bị thương như tôi chờ mãi nhưng không nhận được sự chăm sóc về y tế. Mà tôi là người bản địa đấy chứ”.
|
Trận đấu sau đó đã được tạm dừng 10 phút để lực lượng an ninh và y tế chăm sóc người bị nạn và giải tán đám đông. Theo một số nhân chứng, cảnh sát đã được điều động thêm để giám sát trận đấu nhưng tất cả đã muộn.
Ngay sau khi vụ giẫm đạp kinh hoàng này diễn ra, LĐBĐ Thế giới (FIFA) và BTC World Cup 2010 khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tuyên bố họ không chịu trách nhiệm về trận đấu này.
Trong một tuyên bố của mình, FIFA tuyên bố: “FIFA và BTC World Cup 2010 khẳng định, trận đấu giao hữu giữa Nigeria và CHDCND Triều Tiên không liên quan gì tới công tác tổ chức World Cup 2010. Chúng tôi tự tin mình sẽ làm tốt công tác an ninh ở giải chính thức”.
Còn phát ngôn viên của Cảnh sát Nam Phi Hangwani Mulaudzi thì khẳng định, trận đấu giao hữu này Nigeria được coi là đội chủ nhà nên họ phải có phương án bảo vệ, không thể đổ lỗi cho BTC được. Lực lượng cảnh sát đã ngay lập tức có mặt khi sự cố xảy ra”.
Thế nhưng một quan chức cảnh sát giấu tên của Nam Phi lại mập mờ nói. “FIFA không thu tiền vé thì lẽ đương nhiên không chịu trách nhiệm về trận đấu đó”.
Cảnh sát Nam Phi cũng thừa nhận, nếu sân Makhulong có hệ thống cửa quay và những biện pháp an ninh khác thì chắc chắn vụ giẫm đạp này sẽ không xảy ra.
Ngay sau khi vụ bạo loạn này diễn ra, giới chức an ninh Anh đã ngay lập tức có buổi gặp với đại diện BTC World Cup 2010, để ngăn chặn bất cứ khả năng tái diễn vụ giẫm đạp tương tự. LĐBĐ Anh (FA) cũng đang cân nhắc sẽ đóng cửa những buổi tập của tuyển Anh, sau khi xảy ra tình trạng hỗn loạn tương tự khi Argentina mở cửa cho người hâm mộ vào theo dõi các tuyển thủ tập luyện.
Được biết, những vụ bạo loạn do các CĐV gây ra không phải chuyện hiếm tại lục địa đen. Cách đây chưa lâu, tại vòng loại World Cup 2010, Bờ Biển Ngà đã bị phạt 46.800 USD vì để xảy ra vụ giẫm đạp kinh hoàng khiến 22 CĐV thiệt mạng.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Tay vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal đã chính thức đánh dấu sự trở lại của mình sau thời gian dưỡng thương bằng một phong độ đỉnh cao và chiến thắng thuyết phục trước Robin Soderling trong trận chung kết giải quần vợt Pháp Mở rộng Roland Garros.
Johannesburg, đô thị hình thành từ những dòng người đi đào vàng hồi thế kỷ 19, đã sẵn sàng cho ngày khai tranh giải đấu vàng của bóng đá thế giới.
Càng về cuối, diễn biến các trận đấu tại Roland Garros 2010 càng chứa đựng những bất ngờ đầy thú vị. Trình tự của nó diễn biến y như phong cách của một serie phim bom tấn hấp dẫn của Hollywood.
Cúp bóng chuyền các câu lạc bộ nam châu Á sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 13/6 tại tỉnh Nam Kinh (Trung Quốc).