Lễ hội đền Trần Thái Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Cập nhật: Chủ nhật, 9/2/2014 | 8:03:39 AM
Lễ hội đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (Thái Bình) vừa được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Đền Trần Thái Bình đầu Xuân năm 2014, sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 17-2 (tức từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng).
|
Nếu Tức Mặc (Nam Định) là nơi vị họ tổ nhà Trần định cư ban đầu thì vùng đất Hưng Hà (Thái Bình) được xác định là quê hương, nơi khởi nghiệp của Vương triều Trần cách đây gần 800 năm. Tại đây, có Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa... và Thái Đường Lăng, nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần.
Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Quy Đức Lăng...
Khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa di tích khảo cổ học cấp quốc gia, không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa, mà còn là một điểm du lịch có giá trị đặc biệt.
(Theo HNMO)
Các tin khác
YBĐT - Trong ngày 7 - 8/2 (tức 8 và 9 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), đồng bào Tày ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên tưng bừng vui mở hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc Tày An Thịnh được phục dựng lại sau tròn nửa thế kỷ bị mai một.
Liên hoan phim (LHP) Berlin 2014 khai mạc tối 6/2 với phim hài The grand Budapest hotel và sẽ giới thiệu hơn 400 bộ phim, trong đó có 20 phim tranh giải Gấu vàng.
Cùng hồi tưởng lại chặng đường sự nghiệp của 3 nữ diễn viên tài danh đã góp phần làm nên giai thoại "Ô-sin" trên toàn thế giới.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là một bộ phận thiết yếu của khu vực trung tâm Kinh đô Thăng Long xưa. Tại đây, thời gian qua, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khai quật và phát hiện một quần thể phong phú, đa dạng dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác cùng hàng triệu di vật của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, bắt đầu từ thời Đại La, thời Đinh - Tiền Lê, đến các thời Lý, Trần, Lê. Đặc biệt, các nhà khoa học cũng tìm được rất nhiều đồ gốm sứ Hizen Nhật Bản được sử dụng trong đời sống hằng ngày của hoàng cung.