Tạo nét đẹp văn hóa, văn minh

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/2/2014 | 8:43:11 AM

YBĐT - Sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, trên địa bàn thành phố diễn ra rất nhiều lễ hội. Với 3 di tích lịch sử cấp quốc gia và 15 di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến chiêm bái, cầu bình an trong mùa xuân mới.

Đua thuyền - hoạt động thể thao truyền thống trong lễ hội đền Nam Cường
(thành phố Yên Bái).
Đua thuyền - hoạt động thể thao truyền thống trong lễ hội đền Nam Cường (thành phố Yên Bái).

Tạo nét đẹp văn hóa, địa phương tăng cường công tác quản lý lễ hội, hạn chế những mặt tiêu cực để các lễ hội hướng tới sự văn minh, để nhân dân và du khách có những ngày du xuân nơi thành phố núi ấn tượng và ý nghĩa.

Dạo quanh các đền, chùa của thành phố như: chùa Ngọc Am, đền Tuần Quán, đền - chùa Bách Lẫm, đình - đền - chùa Nam Cường, chùa Minh Pháp, đình Trắng... mới thấy không khí thật nhộn nhịp. Nhân dân và du khách thập phương hội tụ về đây không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp, được hòa mình trong không khí lễ hội trang nghiêm nhưng không kém phần sôi động mà còn nhớ về cội nguồn, hướng thiện, thắp nén nhang cầu sức khỏe cho gia đình, người thân và cầu mong cho quốc thái dân an.

 Điều dễ nhận thấy trong mùa lễ hội năm nay là an ninh trật tự trong các khu vực chùa - đền tương đối an toàn, không có hiện tượng đổi tiền lẻ, bán hàng rong, người ăn xin... Tất cả các dịch vụ này đã được các cấp, các ngành phối hợp với ban hộ tự các chùa và tổ quản lý các nhà đền sắp xếp, bố trí hợp lý theo từng khu vực, thuận tiện cho việc quản lý cũng như phục vụ nhu cầu của du khách.

Tại đền Tuần Quán thuộc phường Yên Ninh - ngôi đền thu hút đông người dân và du khách thập phương, nhất là trong tháng Giêng âm lịch, trước đây xung quanh các điểm tổ chức lễ hội luôn xuất hiện nhiều người bán các loại sách tử vi, coi tướng số hay đốt vàng mã tràn lan, xóc thẻ, tán thẻ, cúng thuê thì nay đã không còn nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành.

 

Du khách đến với chùa Ngọc Am cảm thấy thoải mái bởi đây là một khu tâm linh văn minh, văn hóa.

Bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó chủ tịch UBND phường Yên Ninh, Trưởng ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phường cho biết: “Trên địa bàn phường có Di tích lịch sử cấp tỉnh là đền Tuần Quán và đền, chùa Bách Lẫm thu hút rất đông du khách về chiêm bái trong lễ hội mùa xuân. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách, cùng với tuyên truyền nhân dân, chúng tôi đã phối hợp với khu dân cư, lực lượng bảo vệ dân phố cùng tổ quản lý nhà đền tăng cường giữ gìn an ninh trật tự, dẹp bỏ những đối tượng mang thẻ đi bán xung quanh đền, những đối tượng ăn cắp vặt và kiểm soát chặt chẽ những đối tượng không phải là người địa phương, người không thuộc tổ quản lý của nhà đền mang đổi tiền lẻ cho khách… Qua đó đã tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho nhân dân và du khách đến với nhà đền”.

Chùa Tùng Lâm - Ngọc Am từ lâu đã là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo tăng ni, phật tử, nhân dân trong và ngoài tỉnh. Năm 2013, chùa được xây dựng thêm các hạng mục công trình trong khuôn viên, phục vụ nghi lễ Phật pháp, tạo thêm nét trang nghiêm và linh thiêng. Mùa xuân này, chùa đã thu hút hàng nghìn phật tử, du khách thập phương tới lễ Phật đầu năm.

Là người thường xuyên đến chùa Am đi lễ, chị Đỗ Thu Hương ở phường Yên Thịnh cho biết: “Tôi đi lễ ở chùa Ngọc Am cảm thấy rất thoải mái bởi tại đây không có hiện tượng chèo kéo du khách mua lễ, viết sớ, đặc biệt là không có dịch vụ đổi tiền lẻ. Việc đốt vàng mã ở chùa cũng không có, đảm bảo cho một khu tâm linh thực sự văn minh, văn hóa”.

Theo bà Đoàn Thị Hà - Phó phòng Văn hóa - Thông tin thành phố, mùa lễ hội năm 2014, các chùa trên địa bàn thành phố hầu hết không có hiện tượng đốt vàng mã. Để có một mùa lễ hội thực sự an toàn và lành mạnh, thành phố đã thành lập một đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các đền, chùa. Các ban quản lý chùa, tổ quản lý đền đã ký cam kết không vi phạm các hoạt động mê tín dị đoan. Cùng với đó, ý thức của người dự hội, đi lễ chùa cũng rất quan trọng bởi khi du khách hiểu đúng, hiểu rõ về ý nghĩa và những nghi thức tâm linh thì kẻ xấu cũng khó có thể lợi dụng đồng thời tuân thủ quy định trong việc dâng đồ lễ, khấn vái, tuyệt đối không đốt vàng mã tại các lễ hội, vừa lãng phí tiền của vừa gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác quản lý ngay từ những lễ hội đầu tiên trong năm Giáp Ngọ là yếu tố quan trọng để đẩy lùi tiêu cực, góp phần quảng bá hình ảnh đẹp, để lại dấu ấn khó quên trong lòng nhân dân và du khách gần xa khi đến với các lễ hội, các di tích của thành phố trẻ anh hùng.

Thanh Chi

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 24-2, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 21-4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt dự án công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước.

Ngày 23.2, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 40 đoàn nghệ thuật quốc tế thuộc 30 quốc gia khẳng định sẽ tham dự Festival Huế 2014.

Ca sĩ Phương Thanh trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo chiều 24/2.

Tổng giải thưởng giành cho ngôi vị quán quân lên tới 7,5 tỷ đồng bao gồm chi phí đào tạo tại Hàn Quốc, sản xuất album, MV...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục