Chiến thắng 30/4 và những bài ca đi cùng năm tháng
- Cập nhật: Thứ năm, 1/5/2014 | 9:08:00 AM
Ngày này cách đây 39 năm, chiếc xe tăng của quân giải phóng tiến vào húc tung cánh cửa chính của Dinh Độc lập, buộc Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện.
Ảnh minh họa.
|
Ngày 30/4/1975 đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam - ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Niềm vui lớn lao và vĩ đại ấy đã được các nhạc sĩ biến thành thành khúc nhạc, lời ca vang khắp miền Tổ quốc.
Ngày đó, khắp mọi miền đất nước, tin thắng trận dồn dập, nhân dân ta đã sống những ngày hào hùng, sôi động chưa từng có. Cả dân tộc ra quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần "Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng", với khí thế "thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng" vượt qua mọi gian khổ, hy sinh đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975.
Song hành cùng chiến thắng vang dội của quân dân ta, những bài ca hào hùng về những con người, những chiến dịch huyền thoại… góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng. Đó là những bài hát hừng hực khí thế được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam cổ vũ, động viên kịp thời quân và dân trên từng chặng đường chiến dịch. Hàng loạt bài hát khi ấy đã ra đời, như: Tây Nguyên giải phóng (Kpapúi và Tôn Thy), Sông Đăkrông mùa xuân về (Tố Hải), Những thành phố bên bờ biển cả (Phạm Đình Sáu), Tiến về Sài Gòn (Lưu Hữu Phước), Năm anh em trên một chiếc xe tăng ( nhạc Doãn Nho; lời thơ Hữu Thỉnh), ...
Khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng Thống chính quyền ngụy, buộc Tổng Thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện thì cũng là lúc quân cách mạng đã làm chủ thành phố. Cả dân tộc trong niềm vui chiến thắng mà trào nước mắt, nhớ lại những ngày máu lửa đã qua, nhớ những người thân, người đồng chí đã ngã xuống không được hưởng niềm vui trọn vẹn này.
Niềm vui lớn lao và vĩ đại ấy đã thành khúc nhạc lời ca vang khắp miền Tổ quốc như: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Cao Việt Bách - Đăng Trung), Ta đã về Sài Gòn ơi (Văn Dung), Hát về Thành phố tên vàng (Cát Vận), Mùa xuân Việt Nam, mùa xuân toàn thắng (Lưu Cầu), Việt Nam ngày đại thắng (Vũ Thanh), Giữa Sài Gòn giải phóng (Hồ Bắc), Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà), Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng), Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận), Bài ca Hồ Chí Minh (Ewan Maccon), Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên),… Và còn nhiều, rất nhiều những ca khúc khác đã đi vào lòng người trong những ngày tháng 5 không thể nào quên cách đây 39 năm.
Những ca từ đã một thời hun đúc tinh thần chiến đấu của dân tộc ta, đã làm nên vẻ đẹp cho non sông đất nước Việt Nam, cứ đến mỗi dịp lễ kỷ niệm ngày thống nhất lại được ngân lên hùng tráng để nhớ về một thời chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, nhưng cũng hào hùng, oanh liệt biết bao!
(Theo VnMedia)
Các tin khác
3.800 diễn viên đã mang đến một màn đại trình diễn trên một sân khấu khổng lồ (gần 1.000m đường phố) tại Carnaval Quảng Ninh 2014.
Sáng 30-4, tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm trưng bày sáu đồ án kiến trúc bảo tồn khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014), chiều 29/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào và Viện phim Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào tổ chức họp báo giới thiệu "Tuần phim Việt Nam tại Lào."
“Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn… Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.