Sẽ có Quốc ca bản âm mới để ai cũng hát được

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/5/2014 | 8:22:47 AM

Nhạc sỹ nổi tiếng đề xuất cần nghiên cứu có bản Quốc ca cử âm vừa để tất cả mọi người có thể hát mà không thấy khó ở những nốt nhạc cao.

- Theo ông, Quốc ca có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay?

Ra đời vào năm 1944, chính cố nhạc sỹ Văn Cao đã tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in trên báo Độc lập, và sau đó, ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tiến quân ca làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Có thể nói, Quốc ca đã trở thành một phần giá trị tinh thần song hành cùng lịch sử dân tộc gần 70 năm qua.

Quốc ca là quốc hồn, quốc túy, là tinh thần dân tộc được kết tinh qua giai điệu, lời ca. 

Chủ tịch Hội nhạc sỹ Việt Nam - Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân

Âm nhạc ấy, được bao thế hệ người dân Việt Nam hát vang đầy tự hào, đặc biệt là chiến sĩ đồng bào đã đi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, từng hát, từng nâng niu trân trọng như một vật báu của dân tộc.

Quốc ca là những tín hiệu thiêng liêng nhất của dân tộc trên phương diện âm thanh, bằng âm nhạc. Dù bất cứ thời đại nào, quốc gia nào thì những giai điệu Quốc ca luôn đại diện cho sự tự hào của dân tộc.

Vậy nên, trong giai đoạn hiện nay, việc hát Quốc ca trong quảng đại quần chúng càng có ý nghĩa sâu nặng hơn, đặc biệt là với thế hệ trẻ, những người được Tổ quốc tin tưởng gửi trao vận mệnh của đất nước trong tương lai.

Chính những người trẻ ngày hôm nay sẽ nối tiếp truyền thống cha anh, tiếp lửa nhiệt tình nâng cao niềm tự hào khi hát vang giai điệu Quốc ca.
Sẽ có Quốc ca bản âm mới để ai cũng hát được
Lễ chào cờ đơn sơ của học sinh vùng cao

- Dường như, trong xã hội hiện đại, việc hát Quốc ca trong những dịp nghi lễ truyền thống, trong các buổi chào cờ sáng thứ hai đầu tuần của học sinh không còn được chú trọng như trước đây, bằng chứng là hầu hết đều sử dụng bản thu có sẵn thay cho việc tự hát?

Trước hết phải thấy rằng, trong xã hội mà thông tin đa chiều như hiện nay, đời sống văn nghệ phát triển phong phú, thì tiếng nói chính thống bằng âm nhạc của một dân tộc, một quốc gia càng cần được khẳng định. Và tiếng nói chính thống ấy chính là Quốc ca.

Sẽ có Quốc ca bản âm mới để ai cũng hát đượcKhông một loại bản ghi sẵn, nhạc cụ nào có thể thay thế hiệu quả giọng người hát trực tiếp như nó chứa đứng tình cảm, biểu lộ lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Sẽ có Quốc ca bản âm mới để ai cũng hát được
 
Việc phổ biến Quốc ca cho các tầng lớp nhân dân là việc làm cần thiết, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quốc hội cũng đã có quy định trong các cuộc mít tinh, nghi lễ, kỷ niệm, hội họp yêu cầu tất cả công dân Việt Nam phải hát Quốc ca.

Nhưng hiệu quả của việc hát Quốc ca cho đến ngày hôm nay vẫn chưa được như mong muốn.

Hầu hết các chương trình, sự kiện, hội họp đều sử dụng bản thu có sẵn thay cho việc tự hát, mà những bản thu âm không thống nhất, có những bản trình diễn rất sơ sài, kém hiệu quả.

Không một loại bản ghi sẵn, nhạc cụ nào có thể thay thế hiệu quả giọng người hát trực tiếp (cho dù là của quần chúng) như nó chứa đứng tình cảm, biểu lộ lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Mọi người chỉ cần thuộc và hát những giai điệu đầy tự hào của Quốc ca, đã là hành động tăng cường cho khối đại đoàn kết dân tộc.

- Dường như trong bài Quốc ca, có những đoạn lên quá cao 'Tiến lên, cùng tiến lên' khiến cho những người có giọng bình thường khó có thể hát đúng nhạc, liệu đó có phải một trong những lý do khiến nhiều chương trình dùng băng ghi sẵn thay cho việc tự hát Quốc ca?

Nói về điều này, có hai phần, thứ nhất là Quốc ca và thứ hai là Quốc thiều.

Quốc ca là bài hát mà có cả phần nhạc và lời, còn Quốc thiều, chỉ có giai điệu và trở thành bản nhạc không lời mà khi cất lên mọi người thấy được tín hiệu âm thanh về Tổ quốc, về dân tộc mình.

Quốc ca và Quốc thiều đều ra đời từ một tác phẩm âm nhạc Tiến quân ca của cố nhạc sỹ Văn Cao, một bài ca thể loại hành khúc.

Nhưng điểm lưu ý là giữa bài Quốc ca và Quốc thiều, tuy về mặt âm nhạc giống nhau, nhưng khi trình diễn thì Quốc thiều chọn giọng Si giáng trường cao hơn Quốc ca là giọng Fa trưởng.

Nếu để ý sẽ thấy trong các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, đôi khi các vận động viên rất nhiệt tình để có thể hát được Quốc ca, nhưng những nốt cao quá không hát được. 

Vì vậy việc nghiên cứu làm sao có một bản âm chuẩn, cử âm vừa với giọng hát phổ thông là việc làm cần thiết, để tất cả mọi người có thể hát lên giai điệu của Quốc ca mà không cảm thấy khó trong những nốt nhạc cao.

Hiện nay có bản Quốc ca phát chính thức trên Đài tiếng nói Việt Nam mỗi buổi sáng, được hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng Việt Nam thực hiện, được viết ở giọng thấp hơn so với nguyên bản của nhạc sỹ Văn Cao, phù hợp với đại đa số giọng hát bình thường.

Sẽ có Quốc ca bản âm mới để ai cũng hát được

- Theo ông làm sao để việc hát Quốc ca trở thành tự nguyện, nâng cao lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là trong thế hệ trẻ ngày hôm nay?

Tôi nghĩ rằng, việc phổ biến Quốc ca đến từng thành viên trong xã hội là việc làm hết sức cần thiết, để âm nhạc ấy in sâu vào tâm thức của mỗi người dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Là một tổ chức Chính trị - xã hội  - nghề nghiệp, Hội nhạc sỹ Việt Nam mong muốn Quốc ca sẽ được phổ biến, truyền dậy một cách khoa học, bài bản đến tất cả các tầng lớp nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ trong chuyên mục Dạy hát trên Đài tiếng nói Việt Nam, nên chăng là nên mở mục hướng dẫn hát Quốc ca, cũng như trên các Đài truyền hình, đài phát thanh.

Trong các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo phải cho học sinh thấy được việc hát Quốc ca không chỉ là niềm tự hào, còn là vinh dự và trách nhiệm của mỗi người.

- Đã từng nghe Quốc ca của nhiều nước trên thế giới, ông thấy sự khác biệt, đặc trưng của Quốc ca Việt Nam là gì?

Tôi đã nghe Quốc ca của rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trước đây là nghe nhiều của các nước XHCN, sau này nghe  Quốc ca của Mỹ, Pháp, Anh, Đức… Điểm chung của tất cả các bài Quốc ca đều rất trang trọng, tự hào, là tiếng nói riêng của từng dân tộc, đại diện cho truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc ấy.

Quốc ca Việt Nam ra đời trong những năm tháng khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tự bản thân bài hát đã có giá trị lịch sử nhất định, gắn bó với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, biểu lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc gắn liền với Quốc kỳ, với những nghi lễ thiêng liêng nhất của dân tộc.

Vì vậy, Quốc ca Việt Nam không đơn thuần là bản nhạc, bài hát mà còn có ý nghĩa sâu xa về lịch sử và chính trị.

(Theo VTC)

Các tin khác
Đạo diễn Nuri Bilge Ceylan (giữa) nhận Càng cọ vàng từ tay đạo diễn Quentin Tarantino và nữ diễn viên Uma Thurman.

"Winter Sleep" (Tạm dịch: Ngủ đông), bộ phim tâm lý của đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan đã vượt qua nhiều "đối thủ" để giành giải Cành cọ Vàng, giải thưởng cao nhất trong Liên hoan phim Cannes 2014.

Đêm chung kết Hoa hậu Đại dương.

Giải thưởng dành cho hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo là 200 triệu đồng tiền mặt, vương miện và nhiều vật phẩm có giá trị khác

Du khách xem ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa.

Sáng 23-5, tại phòng trưng bày cảng cá Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Trung tâm Bảo tồn biển Cù Lao Chàm tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa - biển đảo của Việt Nam”.

Ban nhạc Protocol Afro nổi tiếng Idonesia sẽ biểu diễn tại Lễ hội Âm nhạc ASEAN 2014.

Hơn 10 nhóm nhạc, nghệ sỹ nổi tiếng từ các quốc gia trong khu vực sẽ đến Hà Nội tham dự Lễ hội Âm nhạc ASEAN lần thứ hai, diễn ra từ 13 giờ ngày 24/5 tại Câu lạc bộ Mỹ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục