Xòe Thái - niềm tự hào của Nghĩa Lộ
- Cập nhật: Thứ hai, 20/7/2015 | 9:49:42 AM
YênBái - YBĐT - Xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhân sự kiện này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với bà Lò Thị Huân - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ - người rất tâm huyết không chỉ với với bảo tồn xòe Thái mà cả không gian văn hóa Mường Lò nói chung.
Màn đại xòe ở Nghĩa Lộ.
|
P.V: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Người dân Nghĩa Lộ tiếp nhận sự kiện này như thế nào, thưa bà?
Bà Lò Thị Huân. |
P.V: Những năm qua, công tác bảo tồn xòe Thái đã được địa phương triển khai như thế nào?
Bà Lò Thị Huân: Trong những năm qua, công tác bảo tồn xòe Thái đã được địa phương triển khai thông qua việc đăng ký và bảo vệ thành công Đề tài khoa học “Bảo tồn 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái”; tập hợp đội ngũ nghệ nhân, những người am hiểu, yêu thích xòe Thái, truyền dạy xòe Thái trong cộng đồng dân cư; xây dựng tập bài giảng các điệu xòe để truyền dạy trong cộng đồng; tổ chức trình diễn xòe Thái, nhất là màn đại xoè cổ đã xác lập Kỷ lục Việt Nam trong Lễ công bố Quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng thị xã Văn hoá - Du lịch Nghĩa Lộ, giai đoạn 2013 - 2020; tổ chức biểu diễn các điệu xòe cổ trong các chương trình văn hóa, văn nghệ, các sự kiện lớn của thị xã, của tỉnh; tổ chức hội thi xòe cấp cơ sở và thị xã nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng Nghĩa Lộ và Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2014. Ngoài ra, thị xã còn đưa 6 điệu xòe cổ vào chương trình ngoại khóa dạy trong các nhà trường, trở thành tiết mục biểu diễn của các đội văn nghệ quần chúng; xây dựng đĩa CD giới thiệu về 6 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ.
P.V: Sự kiện xòe Thái được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia sẽ tác động như thế nào tới tiến trình xây dựng thị xã văn hóa của Nghĩa Lộ?
Bà Lò Thị Huân: Sự kiện xòe Thái được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sẽ tác động rất lớn tới tiến trình xây dựng thị xã văn hóa của Nghĩa Lộ; góp phần triển khai thực hiện tiêu chí của Đề án Xây dựng thị xã Văn hóa - Du lịch Nghĩa Lộ về bảo tồn văn hoá phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2020; bảo tồn và phát huy một trong những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò. Đồng thời, thúc đẩy việc tiếp tục bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung xây dựng thị xã Văn hóa - Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013-2020. Từ đó, những nét văn hóa đặc sắc sẽ thu hút khách du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch địa phương.
P.V: Xin bà cho biết, Nghĩa Lộ đã có chiến lược bảo tồn những giá trị văn hóa nói chung và xòe Thái nói riêng?
Bà Lò Thị Huân: Nghĩa Lộ sẽ có chiến lược bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống nói chung và xòe Thái nói riêng. Cụ thể, sẽ có sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành và nhân dân đối với việc bảo tồn những giá trị văn hóa nói chung và xòe Thái nói riêng; tiếp tục và thường xuyên đưa nghệ thuật xòe vào các sự kiện văn hóa, xã hội của địa phương để thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách cùng tham gia.
Mặt khác, đề nghị UBND tỉnh triển khai Dự án bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ; tiếp tục đưa xòe Thái vào chương trình ngoại khóa giảng dạy trong các trường học, nhằm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này một cách lâu dài và bền vững. Đồng thời, rà soát số lượng nghệ nhân trên địa bàn, số lượng nhạc cụ sử dụng trong nghệ thuật xòe, cách thức trình diễn, để có kế hoạch khai thác và phát huy tốt nhất giá trị của di sản; tổ chức hội thi xòe, đưa nghệ thuật xòe vào các chương trình lễ hội của địa phương; xây dựng các địa điểm trình diễn nghệ thuật xòe phục vụ khách du lịch tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật xòe và văn hoá dân gian của người Thái nói chung; tích cực tham gia các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng để trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể, nghệ thuật xòe.
Bên cạnh đó, đề xuất việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, truyền dạy nghệ thuật xòe. Trên cơ sở đó, đề xuất chính sách đãi ngộ phù hợp cho các nghệ nhân và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ gắn bó, bảo tồn, phát triển nghệ thuật xòe.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thanh Ba (thực hiện)
Các tin khác
Mới đây, bộ ảnh đặc sắc của nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle về phố cổ Hội An đã được giới thiệu trên trang web boredpanda.com.
Đêm chung kết vừa diễn ra đêm 18/7 tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Nguyễn Thúy Đoan đã xuất sắc vượt qua 70 thí sinh đến từ khắp thế giới, trở thành Á hậu Điếc Thế giới 2015.
Tối 18/7, tại Thành cổ Quảng Trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình an sinh xã hội "Hùng thiêng đất mẹ" nhằm tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng, đồng thời thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Nằm trong chương trình “Trại hè Việt Nam 2015 - Tự hào Việt Nam”, ngày 18-7, 160 đại biểu từ 16 đến 25 tuổi, về từ 21 quốc gia trên thế giới đã có mặt tại Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An để tham quan, tưởng niệm Bác Hồ.