Hội thảo “ Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương”

  • Cập nhật: Chủ nhật, 4/10/2015 | 10:59:40 AM

YênBái - YBĐT - Mới đây, tại UBND xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Hội Văn học Nghệ thuật Yên Bái phối hợp với UBND xã Đại Lịch tổ chức Hội thảo về tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại chủ đề “Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương”.

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo đại diện xã Đại Lịch, Chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Yên Bái, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái cùng đông đảo giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật - Du lịch tỉnh Yên Bái và nhân dân địa phương.

Hội thảo hướng tới các mảng đề tài chính: quê hương Đại Lịch, Văn Chấn và vùng đất miền Tây tỉnh Yên Bái ảnh hưởng đến sự hình thành ngòi bút của nhà văn Hà Lâm Kỳ; nhà văn Hà Lâm Kỳ với sáng tác văn học: văn thơ, ghi chép; nhà văn Hà Lâm Kỳ với công trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian và lịch sử địa phương.

Đi qua 2/3 chặng đường đời với 30 năm cầm bút, người con của dân tộc Tày - nhà văn Hà Lâm Kỳ gắn bó sâu sắc với  quê hương  Đại Lịch -Văn Chấn, vùng quê  giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, ông đã mang đến cho bạn đọc nhiều tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn mang hơi thở của núi rừng miền Tây với những tác phẩm tiêu biểu: tác phẩm “Gió Mù Cang”, “Những đứa con lên núi”, “Con trai bà chúa Nả”, “Ông tướng Bọ ngựa”, “Quả nhạc xòe của mẹ”, “Áo chàm chân núi”, "Kỉ vật cuối cùng". Tác phẩm “Kỉ vật cuối cùng” đã đạt giải Ba cuộc thi sáng tác về đề tài thiếu nhi do Chi hội Nhà văn Trung ương Đoàn tổ chức năm 1991, tác phẩm này cũng được lựa chọn để đưa vào giảng dạy cho học sinh trong chương trình văn học địa phương. Đó cũng là điều mà không phải ngẫu nhiên cô giáo Triệu Thị Thành, Trường THPT Mai Sơn, Lục Yên lựa chọn những tác phẩm của ông để làm luận văn thạc sĩ.

Hà Lâm Kỳ còn là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc trên quê hương Yên Bái. Trong đó, phải kể đến các tác phẩm: “Mỗi nét hoa văn”, “Từng vuông thổ cẩm”, “Một góc nhìn”, “Lời bình sau cổ tích”, “Minh Khương và tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mông”...Đồng thời ông còn là một người làm văn hóa nên Hà Lâm Kỳ luôn trăn trở với việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa các dân tộc; làm sao để gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đích thực. Đó là các bài nghiên cứu: “Về văn hóa dân gian Yên Bái”; “Tục cưới hỏi của người Dao quần trắng”; “Tập quán về quan hệ xã hội của người Tày”; “Người Mường ở Yên Bái”; “Lễ đón Mẹ lúa của người Khơ Mú”; “Yên Bái, đâu là nét văn hóa riêng?”...

Hội thảo về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại chủ đề “ Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương” là một dịp để khẳng định sâu sắc hơn giá trị của cội nguồn quê hương Đại Lịch – Văn Chấn, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa tác động đến tư tưởng, tâm hồn, thúc đẩy những khát khao trong những “đứa con tinh thần” của nhà văn Hà Lâm Kỳ, đồng thời giúp độc giả một lần nữa nhận thức rõ chân giá trị những tác phẩm văn học của ông.

Hiện tại, nhà văn Hà Lâm Kỳ đang ấp ủ hoàn thành một số tập bản thảo như “Cánh cung đỏ” - viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Đại Lịch những năm kháng chiến chống Pháp, “Nàng Han” - viết về nữ tướng vùng Mường Lò đã đứng lên đánh giặc Cờ Vàng, “Thủ tục lễ nghi đám tang của người Thái đen”, “Đại Lịch, tìm lại và ghi”… Với tâm huyết và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, nhà văn Hà Lâm Kỳ chắc chắn còn mang đến nhiều nguồn cảm hứng sáng tác mới qua tác phẩm của ông. Và chúng ta trông đợi những ấp ủ đó sớm thành hiện thực.

Minh Huyền – Hoài Văn


Các tin khác
Tiết mục biểu diễn hát Xoan của thành phố Việt Trì tại Liên hoan Văn nghệ quần chúng, Hát Xoan và Dân ca Phú Thọ.

Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.

Thí sinh Phạm Thị Hương trong giây phút đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015.

Tối 3-10, người đẹp quê Hải Phòng Phạm Thị Hương (SBD 120) đã đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, đồng thời đại diện cho Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm nay.

Ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh phát biểu tại cuộc họp.

Các đơn vị của Bộ Văn hóa- Thể thao và Văn hóa (VHTT&DL) phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai công tác hướng tới Lễ kỉ niệm 250 năm Ngày sinh và Lễ vinh danh đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân Văn hóa thế giới.

Người dân làng Ném Thượng cho một “ông ỉn” uống nước chuẩn bị cho nghi lễ khai đao.

Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL)  sẽ kiên quyết không để tục chém lợn giữa sân đình ở làng Ném Thượng, Bắc Ninh, tái diễn trong năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục