Vì sao nhiều người muốn mua vàng ngày vía Thần tài?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 5/2/2017 | 9:14:54 AM

Phong tục mua vàng trong ngày vía Thần tài trước đây chỉ lan truyền trong một bộ phận nhỏ thương nhân, giới kinh doanh tại Sài Gòn nhưng khoảng 5 năm nay, trở thành trào lưu lan rộng ra cả phía Bắc, nhất là Hà Nội.

Cảnh xếp hàng mua vàng ngày Thần tài thường xuyên xảy ra nhiều năm gần đây.
Cảnh xếp hàng mua vàng ngày Thần tài thường xuyên xảy ra nhiều năm gần đây.

Tục thờ Thần tài có bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Có nhiều câu chuyện trong dân gian để kể giải thích về phong tục này. Tuy nhiên, riêng phong tục thờ cúng Thần tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch được tương truyền khá đồng nhất.

Chuyện kể rằng, dưới trần gian không có Thần tài, chỉ có Thần tài trên trời, cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần tài say quá nên rơi xuống trần gian. Khi Thần tài vào nhà nào xin ăn thì nhà đó giàu có, buôn may bán đắt… Đến ngày mồng 10 tháng Giêng thì Thần tài bay về trời. Để tưởng nhớ ngài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài để thờ cúng vật phẩm và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán.

Sự tích này ngấm vào quan niệm của nhiều người, trở thành một tín ngưỡng dân gian nên cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, nhiều gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh lại đi sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần tài để cầu xin làm ăn thuận lợi, phát đạt, thịnh vượng về tài lộc, thuận buồm xuôi gió trong cả năm. 

Ngoài ngày vía Thần tài quan trọng nhất trong năm là mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, nhiều người kinh doanh còn chọn ngày mùng 10 Âm lịch hằng tháng để cúng, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng.

Tại Việt Nam trước đây, việc mua bán vàng ngày vía Thần tài chưa hẳn trở thành trào lưu như bây giờ mà chỉ lan truyền trong cộng đồng nhỏ một số thương nhân, người kinh doanh, buôn bán ở Sài Gòn, đặc biệt là bộ phận người Việt gốc Hoa. Gần chục năm trở lại đây, tục này lan rộng tại Sài Gòn và đặc biệt, khoảng 5 năm nay, trào lưu này lan ra cả Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác.

Cảnh tượng người dân Hà Nội và TP HCM đổ xô xếp hàng dài cả cây số từ sớm tinh mơ để mua vàng ngày vía Thần tài trở nên không còn xa lạ vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Bên cạnh đó, giờ đây không chỉ có người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những đối tượng khác như công chức, dân văn phòng... cũng mua vàng vào ngày vía Thần tài để cầu may, cầu tài lộc đầu năm.

Một số ý kiến chuyên gia phong thủy cho rằng thực tế, tích Thần tài được một số người làm kinh doanh tuyên truyền mạnh trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm. Khách hàng có thể đi mua bán nhưng không nhất thiết phải chen lấn, mua giá cao trong ngày này.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ngọc ấn lấy xuống từ cây nêu dựng tại Đại nội Huế.

Ngày 2-2, tại Thế Miếu (Đại nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ hạ nêu và khai ấn đầu năm, kết thúc chương trình đón Tết Đinh Dậu 2017 tại khu di sản Huế.

Thi cấy lúa giữa các thôn trong xã.

YBĐT - Cùng với các hoạt động lễ hội đầu xuân, sáng ngày 1 tháng 2 (tức ngày mùng 5 Tết Đinh Dậu), xã Xuân Lai (Yên Bình) đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Lồng Tồng, hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng.

Người dân địa phương luyện tập bài múa phục vụ Lễ hội đền Đông Cuông năm 2016.

YBĐT - Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra khoảng từ 20 đến 22 lễ hội. Trong đó có 4 lễ hội thường niên được tổ chức tại các di tích văn hoá, di tích danh thắng và khoảng 18 lễ hội tổ chức 2 - 3 năm một lần.

Việc dâng cúng để cầu cho mạ xanh lúa tốt, cầu an lành, thịnh vượng, nhà nhà ấm no, hạnh phúc theo nghi lễ truyền thống.

YBĐT - Ngày 30, 31/1 (tức mồng 3 và 4 tết Đinh Dậu) đã diễn ra Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng. Đây là di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Chiến khu Vần, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục