Yên Bái: Khi người trẻ quan tâm đến văn hóa dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/1/2020 | 11:20:34 AM

YênBái - Ở một địa phương đa sắc màu dân tộc như Yên Bái, vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đang được người trẻ hiểu và hành động bằng nhiều việc làm cụ thể, theo những cách riêng của mình, trong đó có các dự án của người trẻ.

Học sinh Trường THPT Mù Cang Chải học kỹ thuật dệt thổ cẩm với nghệ nhân.
Học sinh Trường THPT Mù Cang Chải học kỹ thuật dệt thổ cẩm với nghệ nhân.

Lờ A Vừ và Sùng Thị Xua  - học sinh Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú THCS Mù Cang Chải đã thực hiện Dự án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của hình thức cối giã gạo bằng sức nước của dân tộc Mông ở Mù Cang Chải”. 

Trước thực trạng cối giã gạo bằng sức nước bị bỏ hoang, cối đầy nước tù đọng, lều che chắn tan hoang, chày giã gạo mục ruỗng, gãy hỏng mà không một ai còn quan tâm đến, nhóm đã nghiên cứu lại cách làm, tái tạo và khôi phục lại hình thức này và giới thiệu đến bạn bè du khách. 

Lờ A Vừ chia sẻ: "Mỗi học sinh ở trường đã là một tuyên truyền viên tích cực, là hướng dẫn viên giữ gìn và giới thiệu nét đẹp này đến bạn bè du khách. Việc giữ gìn hình thức cối giã gạo bằng sức nước còn được xây dựng trong Đề án xây dựng trường học du lịch của nhà trường”. 

Dẫu biết, việc sử dụng máy xay sát là phù hợp với quy luật cuộc sống song việc giữ gìn một vật dụng đã gắn bó với người dân từ thế hệ này qua thế hệ khác là thể hiện sự trân quý giá trị lao động của ông cha để lại, cũng là giữ gìn một nét đẹp văn hóa dân tộc. 

Còn nhóm học sinh Triệu Phương Thảo, Triệu Phúc Trường - Trường PTDT bán trú THCS Châu Quế Hạ (Văn Yên) đã nghiên cứu và thực hiện các giải pháp phù hợp, khả thi để đưa trò chơi dân gian quay lại với suy nghĩ "Khi chơi các trò chơi dân gian, chính các bạn là những người nuôi dưỡng, phổ biến văn hóa dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam”. 

Ngoài việc tuyên truyền nguồn gốc, ý nghĩa của trò chơi dân gian, nhóm bạn đã thực hiện các giải pháp: sưu tầm tài liệu luật chơi phát cho từng lớp, thành lập câu lạc bộ để trải nghiệm các trò chơi, lồng ghép vào các chương trình sinh hoạt lớp, sinh hoạt bán trú buổi tối vừa tăng sự lý thú cho buổi sinh hoạt vừa lan tỏa các trò chơi dân gian đến đông đảo học sinh. 

Để thu hút sự tham gia của học sinh, nhóm còn kiến nghị với nhà trường tổ chức các cuộc thi với quy mô nhỏ giữa các lớp, có sự cạnh tranh và trao giải cho đội thắng cuộc. Từ đó, các trò chơi dân gian dần trở nên quen thuộc, hấp dẫn với học sinh: nhảy bao bố, ô ăn quan, chơi chuyền... thay thế cho thói quen lướt điện thoại, mạng xã hội, chơi game. Trường học dần trở nên thân thiện, gắn kết.

Hành động để giữ gìn văn hóa dân tộc theo những cách riêng của mình, trong nhiều năm qua, có kể thêm các dự án của người trẻ như: kế thừa làn điệu "páo dung" trong sinh hoạt cộng đồng của người Dao quần chẹt của học sinh Trường PTDT nội trú THPT tỉnh; bảo tồn và quảng bá kèn lá người Mông của học sinh Trường THPT Trạm Tấu, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải, bảo tồn các lời hát ru và nghi lễ đầu đời của trẻ nhỏ người Thái Mường Lò... 

Bằng những hành động cụ thể, có tính khơi dậy, trách nhiệm giữ gìn, kế thừa văn hóa dân tộc của tuổi trẻ đã lan tỏa không chỉ trong  nhóm mà còn đến với nhiều người hơn nữa.

Hoài Anh

Tags Yên Bái người trẻ văn hóa dân tộc

Các tin khác
Khắp then, đàn tính của người Tày ở xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) Ảnh minh họa

Cách thành phố Yên Bái hơn 80km về phía Đông Bắc là địa bàn huyện Lục Yên - vùng đất Ngọc nổi tiếng với những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Và điệu Khắp Tày ngọt ngào, sâu lắng là một trong những điều đặc biệt gây bao thương nhớ khi đến với miền đất này.

Trần Tâm Thanh trong phần trình diễn trang phục dạ hội tại chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.

Năm 2019, mảnh đất quê hương Yên Bái vô cùng tự hào khi Trần Tâm Thanh - cô gái xinh đẹp, tài năng tuổi 20 đã lọt vào vòng chung kết, đứng trong top 45 gương mặt xuất sắc nhất cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Brave Heart - Trái tim dũng cảm” diễn ra vào tháng 12 vừa qua tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa).

Không khí lễ hội đã rộn ràng khắp sân đình, người dân từ các thôn hối hả mang theo những mâm lễ đầy ắp xôi, gà, hoa quả và đặc sản bưởi tiến vua...

Sau thủ tục cúng, các thành viên trong gia đình và khách mời dự tiệc ngồi quây quần vào mâm cỗ, tay nâng nhẹ ly rượu nồng ấm, môi chúc phúc nhau. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông không mong gì hơn ngoài những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục