Chuyển động mỹ thuật thời Covid

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/5/2021 | 3:06:47 PM

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều lĩnh vực tạm thời “đóng băng” như rạp phim hay, sân khấu, biểu diễn âm nhạc... Nhưng thị trường mỹ thuật Việt vẫn có những chuyển động nhất định. Họa sĩ vẫn miệt mài sáng tác, nhiều triển lãm vẫn được mở cửa, các sàn đấu giá trực tuyến xôm tụ hơn…

Công chúng đến triển lãm phải đeo khẩu trang và bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch.
Công chúng đến triển lãm phải đeo khẩu trang và bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch.

1. Dịch bệnh trở lại với "cường độ” mạnh hơn nhưng dường như không mấy ảnh hưởng tới nhịp sinh học của giới họa sĩ. Giới khác có thể "cuồng chân” do bình thường di chuyển nhiều, gặp gỡ lắm. Còn với họa sĩ, công việc của họ thường tập trung vào bảng mầu, cây cọ với sự đắm chìm nhiều giờ mỗi ngày tại xưởng vẽ, hay ngay tại nhà. Thậm chí, nếu vào thời điểm phải hoàn thành tác phẩm, có họa sĩ cả tuần không bước chân ra khỏi nhà…

Đơn cử, những ngày này, nhịp làm việc của họa sĩ Phạm Hà Hải vẫn không có gì thay đổi. Chỉ là ít hơn các sự kiện mỹ thuật, ít hơn các cuộc gặp gỡ tụ họp bạn bè. Và một chút tác động là cảm xúc có thể ảnh hưởng tới việc sáng tác. Với những người đã dày dặn kinh nghiệm, ngoại cảnh dường như ít tác động được đến họ. Trái lại, họ có thể sáng tác được những tác phẩm mà trước nay chưa nghĩ tới. Như năm ngoái, hơn 50 họa sĩ đã sáng tác những bức tranh về đề tài Covid-19, giãn cách xã hội để bày tỏ suy nghĩ về đại dịch toàn cầu. Qua những bức tranh ở nhiều chất liệu (sơn mài, sơn dầu, hay mầu nước, acrylic trên giấy…), người xem có thể đồng cảm với những câu chuyện họa sĩ muốn tỏ bày…

2. Ở hai đầu đất nước, nhiều triển lãm mỹ thuật vẫn được tổ chức trong điều kiện bảo đảm các yêu cầu chống dịch như khoảng cách, khẩu trang, sát khuẩn, khai báo y tế… Đáng chú ý, là các triển lãm tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội). Các họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng, Trần Nhương bày triển lãm cá nhân trong thời điểm này quả thật… như ngồi trên đống lửa. Đã có những khoảnh khắc tưởng triển lãm phải hoãn. Nhưng rồi vẫn diễn ra, dù phải "cắt” màn khai mạc khiến nhiều người đành gửi hoa chúc mừng và xem triển lãm qua livestream trên mạng xã hội.

Hiện, triển lãm "Thi hứng IV” của nhà thơ - họa sĩ Trần Nhương vẫn đang diễn ra đến hết ngày 27-5, trưng bày 50 tác phẩm và 40 bức chân dung ký họa. Những bức tranh lần này chủ yếu được họa sĩ "tay ngang” Trần Nhương vẽ khi ở nhà phòng dịch với cảm hứng chống lại sự tù túng, chống lại Covid. Nhà thơ bộc bạch, đăng ký từ 2019, nhà triển lãm xếp lịch vào tháng 4-2020. Nhưng vợ can vì ông vừa triển lãm năm 2018. Nhà triển lãm xếp cho ông vào tháng 5 năm nay. Không ngờ dịch bùng phát mà không thể hoãn được nữa vì đã chuẩn bị kỹ, cũng như bỏ cuộc chơi thì khó cho nhà triển lãm…

"Thót tim” cũng là cảm giác của họa sĩ Nguyễn Công Hoài khi anh khai mạc triển lãm "Những ngày không mơ mộng” hôm 7-5 tại Nhà triển lãm Hàng Bài, Hà Nội. Họa sĩ 8X chia sẻ, khi anh vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) để làm thủ tục, nhiều suy nghĩ mông lung, anh nghĩ tới cả tình huống ra Hà Nội rồi nhưng sẽ không được bày triển lãm vì lý do dịch bệnh. Hoặc có khi xong triển lãm mà không được về nhà ở Đồng Nai vì anh trở về từ "vùng dịch” và phải thực hiện cách ly 21 ngày… Tuy nhiên, triển lãm lần thứ ba của Hoài ở Hà Nội vẫn diễn ra hanh thông, nhiều bức tranh được đặt mua, khiến họa sĩ vui "ngoài sức tưởng tượng” vì những lần trước mang tranh đi lại mang tranh về. 

3. Trong khi đó, các sàn giao dịch hoặc đấu giá tranh trên mạng vẫn hoạt động. Các giao dịch các tác phẩm mỹ thuật vẫn được "chốt” đều trên mạng. Đông A Gallery triển khai các phiên đấu giá tranh, sách vào tối chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 16-5. Phiên đầu tiên đã diễn ra với tác phẩm "Phố” của họa sĩ Thành Chương. Phiên đấu giá tới sẽ vào tối 23-5 với tác phẩm "Châu chấu” của họa sĩ Tạ Huy Long. Vào 20 giờ ngày 30-5, sẽ đến lượt bộ minh họa ấn phẩm "Người kép già” của họa sĩ Thành Chương.

Đáng chú ý, sự xuất hiện của dự án Cổng trời (congtroi.org) được kỳ vọng mở ra sân chơi mới cho những người sưu tập theo đuổi các món đồ NFT (Non Fungible token - một mã không thể thay thế). Theo giải thích của ông Phạm Toàn Thắng, người sáng lập dự án, thuật ngữ công nghệ này chỉ một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu. Khi đó tác phẩm luôn là bản gốc, không thể sao nhái. Người mua có thể truy nguyên tác giả sở hữu mà không cần đơn vị trung gian.

Covid-19 đang hạn chế các giao dịch mỹ thuật theo cách truyền thống, cũng như làm giãn khoảng cách giao tiếp trong xã hội. Các dự án công nghệ hoặc các hình thức triển lãm tăng cường tương tác online là cách phù hợp cho các họa sĩ và công chúng tiếp nối mạch sáng tạo - thưởng thức vốn rất nên được duy trì thường xuyên.

(Theo nhandan.com.vn)

Các tin khác

Xa rời thành phố hiện đại, xa rời những câu chuyện ân oán gia tộc, tình yêu đầy lắt léo, khung giờ quen thuộc tối thứ 2,3,4 trên kênh VTV3 với bộ phim Mùa hoa tìm lại sẽ đưa khán giả đến với cuộc sống nông thôn dung dị trữ tình, bằng một câu chuyện mộc mạc nhưng chứa đựng biết bao cung bậc cảm xúc. Bộ phim chính thức lên sóng từ ngày 25-5 trên VTV3.

Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa UNESCO năm 1999.

Cuộc thi nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, tiêu biểu về các loại hình di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam, giới thiệu hình ảnh di sản quốc gia đến công chúng trong và ngoài nước.

Tác phẩm

Tác phẩm "Bức tranh đá Vân Long" và "Giấc mơ phố" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Ninh Mạnh Thắng vừa đoạt 2 huy chương Bạc tại cuộc thi ảnh quốc tế Photo Circle 2021.

Đoàn viên thanh niên tham quan triển lãm.

Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện triển lãm ảnh chuyên đề "Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên Người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục