UNESCO đưa 3 địa danh châu Á vào danh sách Di sản thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/7/2021 | 9:21:42 AM

Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 25/7 đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á vào danh sách Di sản thế giới.

Thành phố cảng Tuyền Châu từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là
Thành phố cảng Tuyền Châu từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại".

Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu của Trung Quốc, các địa danh nói trên gồm: "Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc” (ở Trung Quốc), "Đền Ramappa” ở Ấn Độ và "Tuyến đường sắt xuyên Iran” của Iran. 

Thành phố cảng Tuyền Châu ở phía Đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại". Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến, Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại. Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố.

Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi "Đền Ramappa”, là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất 40 năm công trình mới hoàn tất. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và có lẽ cũng là ngôi đền duy nhất trong cả nước Ấn Độ được biết đến với tên của nghệ nhân điêu khắc (Ramappa). Ngôi đền là điểm đến thích hợp cho những người ngưỡng mộ kiến trúc rực rỡ. 

Địa điểm còn lại là tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km, nối Biển Caspi ở phía Đông Bắc với Vịnh Ba Tư ở phía Tây Nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội, lễ tang nhà văn Sơn Tùng được tổ chức tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Sáng 26/7, tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, gia đình và Hội đồng hương Nghệ An tại Thủ đô Hà Nội đã tổ chức trang trọng lễ tang nhà văn Sơn Tùng (8/8/1928 - 22/7/2021).

Một cảnh trong phim.

Phim tài liệu "Đại thi hào Nguyễn Du” do Công ty cổ phần Không gian văn hóa Việt Media sản xuất, vừa được Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp phép phát hành. Bộ phim được người dân quê hương dòng họ Nguyễn Tiên Điền (Hà Tĩnh) đón nhận với cảm xúc đặc biệt.

Hình ảnh của chương trình “Vinh quang thầm lặng”

Nhằm tri ân những anh hùng liệt sĩ, đặc biệt là những anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân (CAND) đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Cục Công tác đảng và chính trị phối hợp với Cục Truyền thông CAND tổ chức chương trình nghệ thuật “Giai điệu bình yên” số 2 với chủ đề “Vinh quang thầm lặng”.

17 cột trụ to, tròn, cao tượng trưng cho 17 chiến sĩ được nối với nhau bằng một vòng tròn khuyết.

Cách đây 91 năm, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng do lãnh tụ Nguyễn Thái Học lãnh đạo đã nổ ra. “Không thành công cũng thành nhân”, Khởi nghĩa Yên Bái đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trong cả nước và toàn Đông Dương, mở đầu cho hàng loạt các cuộc bạo động chống Pháp tại nhiều địa phương trong cả nước ở miền Bắc nước ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục