Nghệ sĩ ưu tú Thẩm Thúy Hằng qua đời

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/9/2022 | 5:08:49 PM

Theo nguồn tin riêng, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Thẩm Thúy Hằng đã qua đời tối 6-9 tại nhà riêng ở quận 7, TP HCM do bệnh già. Thọ 82 tuổi.

NSƯT Thẩm Thúy Hằng
NSƯT Thẩm Thúy Hằng

Trước đó, các nghệ sĩ Tú Trinh, Yến Thu và Mỹ Chi đã đến thăm bà, nhận thấy sức khỏe của bà rất yếu. Lễ tẩn liệm đã được tiến hành lúc 14 giờ ngày 7-9 tại Nhà riêng  ở quận 7 - TP HCM. 

Một thành viên trong gia đình đã liên lạc với NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao TP HCM để trao đổi việc lo hậu sự. Dự kiến tang lễ sẽ được tiến hành tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng (sô 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, TP HCM).

NSƯT Thẩm Thúy Hằng qua đời - Ảnh 2.
NSƯT Thẩm Thúy Hằng trong ngày mittinh chào mừng đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975

NSƯT Thẩm Thúy Hằng sinh ngày 20-10 -1940 tại Hải Phòng. Bà tên thật là Nguyễn Kim Phụng. Bà được xem là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh Việt giai đoạn cuối thập niên 1970. Tên tuổi  của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được biết tới tại các nước trong khu vực. 

NSƯT Thẩm Thúy Hằng qua đời - Ảnh 3.

NSƯT Thẩm Thúy Hằng và NSND Kim Cương

Thuở nhỏ, bà theo học trường Huỳnh Văn Nhứt – Long Xuyên (An Giang). Học hết bậc Tiểu học, bà lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm bà lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh.

Năm 16 tuổi, bà lén gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của cuộc thi sau khi vượt qua 2.000 thí sinh khác. Ông chủ Hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho bà nghệ danh Thẩm Thúy Hằng. Với vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim "Người đẹp Bình Dương"do NSND Năm Châu đạo diễn, ra mắt công chúng năm 1958.


Từ đó bà đã nổi lên như một ngôi sao điện ảnh và chinh phục khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Cái tên "Người đẹp Bình Dương" đã theo Thúy Hằng đi suốt cuộc hành trình nghệ thuật thập niên 50 - 60.

Sau khi trở thành ngôi sao tỏa sáng làng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành minh tinh số một với tiền cát-xê một triệu đồng cho một vai diễn (tương đương một kg vàng 9999 thời bấy giờ).

Ngoài vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim "Người đẹp Bình Dương", một vai diễn khác cũng rất đẹp của bà từng gây được tiếng vang góp phần đưa tên tuổi của bà lên nấc thang danh vọng, đó là vai Chức Nữ trong bộ phim "Ngưu Lang Chức Nữ" cũng do hãng phim Mỹ Vân sản xuất, NSND Năm Châu đạo diễn.

NSƯT Thẩm Thúy Hằng qua đời - Ảnh 4.

NSƯT Thẩm Thúy Hằng

Năm 1969, bà đứng ra thành lập nhóm làm phim riêng mang tên Thẩm Thúy Hằng, tiền thân của hãng Vilifilms nổi tiếng ở  Sài Gòn sau này. Bộ phim đầu tiên của bà trong vai trò chủ hãng là "Chiều kỷ niệm".

Không chỉ nổi tiếng trên màn ảnh, bà còn lập Ban kịch và viết kịch bản, dàn dựng và đóng vai chính. Một số vở thành công như: "Người mẹ già", "Suối tình", "Đôi mắt bằng sứ"... Trên sân khấu cải lương, Thẩm Thúy Hằng có vai vũ nữ Cẩm Lệ trong vở "Bóng chim tăm cá" của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga...

Sau 1975 bà tham gia nhiều phim cách mạng như: "Như thế là tội ác" "Ngọn lửa Krông Jung", "Hồ sơ một đám cưới", "Đám cưới chạy tang", "Cho cả ngày mai", "Nơi gặp gỡ của tình yêu",... Ở lĩnh vực sân khấu, Thẩm Thúy Hằng có những vai diễn dáng chú ý trong các vở: "Cho tình yêu mai sau", "Đôi bông tai", "Hoa sim gai trắng", "Biệt thự hoang tàn"... Vai diễn cuối cùng của Thẩm Thúy Hằng là vai Phồn Y trong vở "Lôi Vũ" của đoàn kịch Kim Cương. Bà đã được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo.

Ngày 7/9, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học Đình - Đền Yên Bái trong lịch sử và hiện đại.

Tượng voi cái nhìn từ chính diện. Ảnh: Bảo tàng Bình Định

Hai tượng voi Thành Đồ Bàn bằng đá sa thạch có kích thước lớn nhất của người Champa, được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Sáng 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bái Đính, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam dự Lễ kỷ niệm.

Phim kể câu chuyện về ban nhạc Bức Tường khi vắng Trần Lập.

“Những bức tường” là phim tài liệu đầu tiên do Truyền hình K+ sản xuất dưới thương hiệu K+ORIGINAL, tái hiện những khó khăn và sự trở lại đầy ấn tượng của ban nhạc rock hàng đầu Việt Nam - Bức Tường, sau sự ra đi của thủ lĩnh Trần Lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục