Lễ hội chùa Thầy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2024 | 2:05:11 PM

Từ ngày 12 tới 16-4, huyện Quốc Oai, Hà Nội sẽ tổ chức lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai hội chùa Thầy năm 2024.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội là danh thắng nổi tiếng.
Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội là danh thắng nổi tiếng.

Theo Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn, lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho lễ hội truyền thống chùa Thầy (ở xã Sài Sơn) sẽ diễn ra vào tối 12-4.

Trong khuôn khổ lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Quốc Oai - Khơi nguồn di sản” kết hợp với trình diễn âm thanh, ánh sáng theo công nghệ hiện đại, kỳ vọng trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc đáo, mang đến sự lựa chọn mới cho du khách về trẩy hội.

Trong thời gian diễn ra lễ hội chùa Thầy, người dân và du khách còn được thưởng thức các nghi lễ truyền thống đặc sắc, như: lễ tế khai hội, lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị, lễ cúng yên vị khai hội và rước lễ của các thôn trong xã Sài Sơn lên chùa Cả.

Đặc biệt, trong dịp này, UBND huyện Quốc Oai cũng tổ chức Tuần lễ văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024. Tại khu vực chùa Thầy, Ban tổ chức bố trí 150 gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, ẩm thực, sản phẩm làng nghề, OCOP để khách thập phương đến tham quan, mua hàng. Đồng thời tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi trải nghiệm, các trò chơi dân gian đánh đu, đấu vật, thưởng thức ẩm thực, xem trình diễn thực cảnh "Tinh hoa Bắc bộ”...

Việc tổ chức chuỗi hoạt động này nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của huyện. Đồng thời, từng bước khai thác tiềm năng và giá trị văn hóa nghệ thuật của quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy theo hướng phát triển du lịch văn hóa lịch sử.

Chùa Thầy, hay còn gọi là Thiên Phúc Tự, có lịch sử hơn 1.000 năm, đây là điểm tham quan nổi tiếng tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Nằm tựa đầu vào núi Phật Tích, chùa Thầy còn là di tích kiến trúc độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu, đồng thời, danh thắng cũng có quần thể hang động phong phú với nhiều điểm tham quan thu hút du khách.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục