Đại lễ Phật đản: Lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/5/2024 | 2:25:57 PM

Lễ Phật đản trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tổ chức trang trọng, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo.

Sáng 19/5, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam phối hợp với chùa Tam Chúc tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024.

Tham dự có đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Nam; Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử và du khách thập phương.

Tại Đại lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì Chùa Tam Chúc đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trụ trì Chùa Tam Chúc đọc diễn văn Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024.

Phát biểu tại Đại lễ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam Trần Thị Ngân gửi đến toàn thể các vị chư tôn đức, tăng ni, phật tử và toàn thể nhân dân những lời chúc tốt đẹp nhất; chúc Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 thành tựu viên mãn.

Bà Trần Thị Ngân nhấn mạnh, Lễ Phật đản đã trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức trang trọng, nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo; tiếp nối truyền thống "Hộ quốc, an dân,” "phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, góp phần khơi dậy trách nhiệm, tình cảm tương thân, tương ái của toàn xã hội, vun đắp khối Đại đoàn kết toàn dân.

Những năm qua, dưới sự chỉ đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản lý Chùa Tam Chúc đã tổ chức nhiều hoạt động Phật sự. Trong đó, Lễ khai hội Xuân chùa Tam Chúc với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan.

Các sự kiện giao lưu văn hóa mang tầm quốc tế Việt Nam-Nhật Bản, Việt Nam-Ấn Độ đã góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Hà Nam đến đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, qua đó, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nam gắn với phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, các phật tử tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,” đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế; chăm lo cho người nghèo, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội, phòng, chống dịch bệnh.

Các phật tử cũng xây dựng đoàn kết giữa các tôn giáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam Trần Thị Ngân mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản lý Chùa Tam Chúc và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam, cùng quý Thượng tọa, Đại đức, tăng ni trong tỉnh luôn đoàn kết, hòa hợp, thực hiện mục tiêu "Hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh.” Đồng thời tiếp tục vận động phật tử và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, thực hiện theo đúng phương châm "Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội” và chủ đề Đại hội của Giáo hội "Kỷ cương - Trách nhiệm-Đoàn kết-Phát triển”; tiếp tục xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân ngày càng bền vững; chung sức xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã trao 100 suất quà, trị giá 1 triệu đồng/suất cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Kim Bảng nhằm động viên các em luôn phấn đấu trong học tập, rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Kết thúc Đại lễ, các đại biểu cùng đông đảo tăng ni, phật tử đã cử hành nghi lễ cầu nguyện và tắm Phật, thả cá phóng sinh.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan "Tiếng hát công chức, viên chức, lao động" năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục