Quá trình Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây (1873-1945)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/9/2024 | 3:03:43 PM

Cuốn sách "Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)" là một nghiên cứu công phu và toàn diện về sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong quá trình trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Nhà nghiên cứu Đào Thị Diến dành cả cuộc đời mình để viết về Hà Nội. Với hơn 30 năm công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, bà có cơ hội tiếp cận những tài liệu quý giá từ các phông lưu trữ tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, từ đó đem đến một nét độc đáo trong cách tiếp cận lịch sử Hà Nội ở cuốn sách này: lịch sử được soi chiếu qua lăng kính tài liệu lưu trữ. Các tài liệu này như những "nhân chứng sống”, cho ta những bằng cứ chân thực, khách quan nhất .

Cuốn sách "Hà Nội thời cận đại – Từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)" được tuyển chọn từ các báo cáo khoa học và các bài viết về Hà Nội của tác giả đã đăng trên các báo, tạp chí và trên trang web của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Với sự kiện mở đầu là hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp các năm 1873, 1882 và kết thúc là sự kiện xây dựng công trình khu học xá Đông Dương ở Hà Nội năm 1945 của chính quyền thực dân Pháp, cuốn sách được chia làm hai phần chính nhằm giúp độc giả dễ dàng theo dõi được mạch nội dung của sách.

Phần I gồm 5 bài viết về thời kỳ bi tráng trong lịch sử cận đại Việt Nam (1873-1897) qua các sự kiện thành Hà Nội bị quân đội thực dân Pháp tấn công, chiếm đóng và phá hủy.

Phần II gồm 35 bài viết về quá trình biến đổi Hà Nội từ khu Nhượng địa thành một "thành phố Pháp” (ville française), một "Paris thu nhỏ” (petit Paris) của chính quyền thực dân. Về thực chất, quá trình biến đổi này diễn ra đồng thời ở tất cả các lĩnh vực, sau khi Hội đồng Thành phố Hà Nội được thành lập.

Ở cấu trúc trục dọc, tác giả phân chia giai đoạn này gồm hai quá trình lớn: bắt đầu với quá trình tấn công, chiếm đóng và phá hủy thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp (từ 1873 đến cuối thế kỷ 19), và nối tiếp là quá trình tái thiết, xây dựng thành phố Hà Nội của chính quyền thực dân (từ cuối thế kỷ 19 đến 1945). Việc phân chia theo trục thời gian tuyến tính này giúp làm nổi bật sự vận động cùng những đặc điểm, tính chất của Hà Nội thời kỳ lịch sử này, thấy được từng bước hình thành một thành phố của "xứ bảo hộ” dưới sự chiếm đóng, cai trị của người Pháp.

Ở cấu trúc chiều ngang, tác giả đưa ra một bức tranh toàn cảnh nhằm phản ánh quá trình biến đổi của Hà Nội diễn ra một cách đồng loạt ở tất cả các lĩnh vực, gồm: chính trị; địa giới và tổ chức hành chính; quy hoạch, xây dựng và mở rộng thành phố; văn hóa – xã hội; giao thông; giáo dục; bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử. Chính nhờ cách khai thác toàn diện như vậy mà cuốn sách đã tái hiện lại dáng dấp của một Hà Nội năm xưa, vừa qua hình ảnh bao quát vừa ở chi tiết cụ thể.

Như thế, "Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)" vừa là một công trình chuyên khảo với phương pháp nghiên cứu khoa học nghiêm cẩn, vừa có thể xem là một dẫn nhập rõ ràng, dễ hiểu cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về lịch sử Hà Nội thời cận đại.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Họa sĩ Trần Hải Minh bên bức tranh “Chuyển động số 3”, đây là một trong những bức tranh có khổ lớn nhất ông từng vẽ.

Sáng 26/9, tại phòng tranh của họa sĩ Trần Hải Minh đã diễn ra lễ bàn giao bức tranh “Chuyển động số 3”. Bức tranh được họa sĩ Trần Hải Minh vẽ từ cảm xúc khi cơn bão số 3 (Yagi) đang hoành hành miền bắc. Được tặng cho cuộc đấu giá ủng hộ đồng bào bị thiệt hại trong cơn bão số 3 của Tạp chí Nông thôn Việt, bức tranh đem về 1 tỷ 105 triệu đồng.

Chủ đề phổ biến nhất nhì tại các liên hoan phim AI hiện nay là vấn đề hiện sinh, cuộc đối đầu giữa con người và máy móc… (Ảnh minh họa: The Wrap)

AI đã hiện diện ở mọi mặt của đời sống xã hội, và đương nhiên lĩnh vực điện ảnh không thể đứng ngoài. Liên hoan Phim AI Hàn Quốc (K-AIFF) là liên hoan phim AI quốc tế thứ hai sau LHP AI Busan.

Vở ballet

Ngày 26-9, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 28-9 đến ngày 15-10, tại tỉnh Bình Dương.

Thành viên Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian dân tộc Cao Lan thôn Ngòi Giàn tham gia lớp truyền dạy tiếng nói và nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Cao Lan.

Xã Bạch Hà, huyện Yên Bình vừa phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tổ chức lớp truyền dạy tiếng nói và nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Cao Lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục