Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/12/2024 | 3:46:17 PM

Cuộc thi sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức đã thu hút 276 tác phẩm của các tác giả trên cả nước. Ban tổ chức đã chọn 17 tác phẩm để trao giải.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ trao Giải Nhất cho các tác giả.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ trao Giải Nhất cho các tác giả.

Lễ trao giải được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức vào sáng 31/12 tại Hà Nội.

Cuộc thi sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phong trào sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số. Cuộc thi khuyến khích các nhạc sĩ chuyên và không chuyên người dân tộc thiểu số trong cả nước có những tìm tòi, sáng tạo những tác phẩm có giá trị về tư tưởng, giá trị thẩm mỹ góp phần đáp ứng yêu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng tài năng sáng tác người dân tộc thiểu số cho nền văn học nghệ thuật của nước nhà.

Sau 4 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 276 ca khúc của 176 tác giả. Các tác phẩm miêu tả chân thực tâm tư tình cảm của đồng bào, vẽ nên bức tranh âm nhạc đầy màu sắc với những hy vọng, niềm hứng khởi mới về cuộc sống vùng cao. Sau vòng sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã chọn 17 tác phẩm để trao giải.

Về Cuộc thi này, nhạc sĩ, NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, các tác giả tham dự cuộc thi đến từ nhiều vùng miền, dân tộc trên cả nước, trong đó có nhiều tác giả người dân tộc Tày, Nùng, Khmer, Chăm. Các ca khúc gửi dự thi đa dạng, phong phú, mang đậm nét bản sắc dân tộc của các vùng miền trên cả nước, đã được đông đảo các nhạc sĩ chuyên và không chuyên trên khắp mọi miền đất nước hưởng ứng, từ đó đã thu được một lượng tác phẩm đáng kể về mảng đề này.

Nhiều tác phẩm ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với đồng bào các dân tộc, ca ngợi những nét đẹp, truyền thống của quê hương, ngôn ngữ âm nhạc giàu màu sắc, mang đậm âm hưởng dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều tác phẩm có sự tìm tòi sáng tạo mới dưa trên hơi thở của âm nhạc dân gian. Nhiều ca khúc được dàn dụng tốt, đề cập đến nhiều mặt hiện thực của xã hội nói chung, vùng dân tộc thiểu số nói riêng, có giá trị nghệ thuật đặc sắc với tinh thần mới và nội dung lành mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa gắn với mỗi dân tộc, có thể cung cấp cho phong trào hoạt động văn hóa nghệ thuật của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tại lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao 2 Giải Nhất cho tác giả Cao Nam Cương với tác phẩm "Tiếng vọng đại ngàn” và Nguyễn Ngọc Khuê với tác phẩm "Xuân mòn”.  Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba, 6 Giải Khuyến khích và 5 Giải mở rộng.

(Theo CAND)

Các tin khác
Dàn nghệ sĩ tham gia chương trình

Theo thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2025”, sẽ tiếp tục đến với khán giả vào đêm Giao thừa đón năm mới Ất Tỵ 2025. Dàn nghệ sĩ tham gia năm nay có sự trở lại của nhiều gương mặt quen thuộc như NSND Quốc Khánh, NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung...

Một tiết mục văn nghệ tại Ngày hội

Ngày hội “Tết Mông xuống phố 2025” vừa được tổ chức vào ngày 29/12 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội). Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc được các bạn trẻ người Mông tổ chức thường niên tại Hà Nội, nhằm quy tụ cộng đồng dân tộc Mông tại thành phố cùng đón Tết xa quê và là cơ hội tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.

TS Nguyễn Đăng Vũ (trái) nhận giải nhất (ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2024; tặng Bằng khen Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian; phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và trao Kỷ niệm chương mừng thọ cho các hội viên cao tuổi.

Hoa tớ dày nở rộ từ cuối đông đến đầu xuân.

Cuối đông sang xuân, hoa đào rừng (tiếng địa phương gọi là tớ dày) bắt đầu nở rộ trên những triền núi cao ở Mù Cang Chải. Loài hoa này không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh khôi cho vùng núi Tây Bắc mà còn là biểu tượng của văn hóa và tâm hồn của người dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục