Khai mạc Carnaval Hạ Long, lần cuối lễ hội được tổ chức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/5/2025 | 8:00:43 AM

Tối 1-5, tại quảng trường Sun Carnaval, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, chương trình Carnaval Hạ Long lần thứ 18 khai mạc với chủ đề 'Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng'.

Khai mạc lễ hội Carnaval Hạ Long 2025
Khai mạc lễ hội Carnaval Hạ Long 2025

Carnaval Hạ Long là một trong những sự kiện đặc biệt trong chuỗi hoạt động của Tuần Du lịch hè Hạ Long năm 2025.

Chương trình Carnaval Hạ Long 2025 gồm 3 chương, tái hiện và truyền tải những nét văn hóa đặc sắc của Quảng Ninh tới đông đảo người dân, du khách, gồm: Hạ Long di sản - Kỳ quan rực rỡ; Quảng Ninh - Di sản trong lòng di sản; Hội nhập năm châu - Tiên phong tỏa sáng. 

Các tiết mục thể hiện tinh thần, con người Quảng Ninh hào sảng, luôn vươn lên cống hiến và đóng góp, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng thời giúp du khách khám phá vẻ đẹp của Quảng Ninh, nơi thiên nhiên kỳ vĩ hòa quyện cùng giá trị văn hóa đặc sắc.

Carnaval Hạ Long còn có màn diễu hành các xe mô hình kết hợp phần trình diễn nghệ thuật và các trang phục đậm chất Carnaval. Trình diễn DJ với sân khấu được thiết kế quy mô lớn, quy tụ đông đảo diễn viên, nghệ sĩ và nhân dân, du khách cùng hòa mình vào bữa tiệc âm nhạc điện tử sôi động. Màn bắn pháo hoa tầm cao mang lại cho du khách trải nghiệm thú vị.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch UBND thành phố Hạ Long, cho biết: "Đây cũng là kỳ canarval cuối cùng mà thành phố Hạ Long tổ chức, khi mà từ 1-7 các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động. Lần đầu tiên, Carnaval Hạ Long không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ninh mà trở thành nơi hội tụ di sản phi vật thể khắp ba miền, tôn vinh bản sắc dân tộc trên nền kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Mỗi tiết mục, mỗi sắc màu lễ hội là một câu chuyện di sản, tạo nên "di sản trong lòng di sản". Trong đó thể hiện các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như: Hát then Bình Liêu, Nhã nhạc cung đình, cồng chiêng Tây Nguyên, Cô đôi Thượng ngàn, đờn ca tài tử…

Theo ban tổ chức, Carnaval 2025 sử dụng công nghệ hiện đại. Các tiết mục, phân cảnh trong chương trình được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại, với mapping, lazer, trình diễn ánh sáng, hiệu ứng công nghệ đỉnh cao, mang đến một không gian lễ hội bắt kịp xu hướng thế giới.

Chị Hoàng Thị Thủy, du khách từ Hà Nội, chia sẻ: "Năm nào vào dịp này gia đình cũng xuống Quảng Ninh du lịch và xem Canarval. Chương trình rất công phu, hoành tráng và hay. 

Hạ Long cảnh sắc rất đẹp và môi trường du lịch được cải thiện, hạ tầng giao thông tốt. Tuy nhiên cần cải thiện sự phục vụ, cần chuyên nghiệp hơn và hạ tầng du lịch cũng cần được đầu tư hơn. Chúng tôi cũng sẽ tham quan nhiều điểm du lịch khác của Quảng Ninh trong dịp nghỉ lễ này".

Năm 2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó có khoảng 4,5 triệu lượt khách quốc tế. Những chương trình kích cầu du lịch sẽ giúp thu hút lượng khách đến với Quảng Ninh và hiện thực hóa mục tiêu trên.

(Theo TTO)

Các tin khác
Hình ảnh tổng duyệt chương trình

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 29/4/2025 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm hỏi chiến sĩ, thanh niên xung phong thi công tuyến đường Rừng Sác, huyện Cần Giờ.

Ngày 30/4/1975 lịch sử đã đến từ truyền thống yêu nước, bất khuất của cả dân tộc trải qua mấy ngàn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, hơn trăm năm chống thực dân, đế quốc xâm lược trong thời hiện đại, đặc biệt với dấu mốc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.

Ông Sa Công Hòa (đứng) chia sẻ tâm huyết về việc giữ gìn tiếng Tày với bà con thôn Gốc Báng.

Giữa dòng chảy giao thoa văn hóa mạnh mẽ của thời đại mới, việc bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đối diện không ít thách thức. Tại thôn Gốc Báng, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, ông Sa Công Hòa - một nhà giáo đã nghỉ hưu đang lặng lẽ góp sức mình để giữ gìn tiếng mẹ đẻ của dân tộc Tày, thứ ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ mai một ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục