Hồng Ánh và nấc thang mới trong sự nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/12/2008 | 12:00:00 AM

Sau hai lần đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam (lần thứ 13 và 14) và giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất LHP châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 45, Hồng Ánh vừa ẵm thêm giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất LHP Quốc tế Dubai. Đây là vai diễn đánh dấu “nấc thang” mới trong sự nghiệp diễn xuất của diễn 31 tuổi này.

Diễn viên Hồng Ánh
trong phim Trăng nơi đáy giếng.
Diễn viên Hồng Ánh trong phim Trăng nơi đáy giếng.

Vai Hạnh trong bộ phim Trăng nơi đáy giếng giếng (kịch bản: Trần Thùy Mai, đạo diễn: Vinh Sơn, Hãng phim Giải phóng và Hãng Alliance-Pháp hợp tác sản xuất, Quỹ Fonds Sud và Quỹ Fonds Francophonie tài trợ) đã mang lại vinh quang này cho cô.

Ánh thích đọc sách từ hồi còn nhỏ và mê truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai từ lâu. Ánh tâm sự, khi gấp cuốn sách lại, sự tưởng tượng phong phú giúp nghề diễn của cô có thể tư duy sâu sắc và khám phá nhiều hơn về số phận nhân vật. Và Ánh đã nghĩ miên man, đã tưởng tượng một cô Hạnh “bằng xương, bằng thịt” phía sau truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng, dù cô thú thật là chưa bao giờ nghĩ cơ hội vào vai một người đàn bà Huế, dẫu rằng số phận những phụ nữ bất hạnh không còn xa lạ với cô.

Người Huế nhỏ nhẹ, thâm trầm và tinh tế thế kia, với giọng nói “dịu dàng không chịu nổi”, sao một cô gái Nam Bộ “được” các đồng nghiệp ở Sân khấu kịch IDECAF - nơi ánh gắn bó nhiều năm nay- gọi vui là “đàn ông”, là “Ánh Hường”, có thể hóa thân? Ánh cũng chưa bao giờ sống dài ngày ở Huế, ngoài lần đến Huế dự Liên hoan phim Việt Nam (LHP VN) lần thứ 12 và dẫn chương trình trong CD ca nhạc và thơ về Huế của đạo diễn Đinh Anh Dũng từ năm 2000.

Để vào vai cô Hạnh mảnh mai đến mức khô héo, Ánh không những “ép cân” để giảm được bốn kg theo yêu cầu của đạo diễn mà còn “nén” mình để trở thành người đàn bà khổ hạnh lặng lẽ ở bên chồng như một cái bóng, chăm chút cho chồng từng ly từng tí, từ cái ăn, cái mặc đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Một người đàn bà cam chịu nhẫn nhục để tôn thờ chồng như một thần tượng vì yêu và được yêu. Rồi trớ trêu thay, cái tình yêu mà cô hy sinh tất cả để có được ấy chỉ là một sự giả dối, một sự dối lừa "rực rỡ". Những gì xảy ra với Hạnh sau đó đúng như quẻ bói “lộng giả thành chân”. “Đêm trăng nơi đáy giếng, thấy bóng chẳng thấy hình. Cứ theo quẻ này giả hoá thực, thực hoá giả, giả thực thực giả khó lường”, bà Thơ nói với Hạnh. Để rồi người đàn bà nhịn nhục ấy có thể ném cả ấm trà vào mặt chồng và thẳng tay xua đuổi anh ta ra khỏi nhà mình.

Trên trường quay của bộ phim này, Ánh cùng với một diễn viên trong bai bà đồng Thơ là những người nói giọng Nam bộ giữa “rừng” diễn viên đều đặc sệt tiếng Huế và chưa một lần đóng phim, giữa một ngôi nhà rường và không gian vườn tược thấm đẫm chất Huế. “Nét biểu cảm tinh tế của Hồng Ánh trong vai một phụ nữ Huế vừa hiện đại vừa cổ điển thật tuyệt vời. Một ấn tượng đối với người xem”, ông đạo diễn nổi tiếng khó tính thốt lên. “Bên cạnh những bối cảnh để Hồng Ánh hiện lên bằng xương bằng thịt trong dáng hình một phụ nữ Huế nền nã, giản dị và dịu dàng trong bếp, trong vườn, bên bàn làm việc, trên yên xe đạp giữa không gian tĩnh lặng của Huế, đạo diễn cũng cho Hồng Ánh rất nhiều đất để lột tả, bộc lộ nội tâm. Vẫn cách diễn sâu, trầm lắng và tinh tế nhưng Hồng ánh quả đã có sự “lột xác” trong vai Hạnh”, có người đã xem phim, nhận xét.

Nhiều người hỏi Ánh, Tâm trong “Đời cát”, Tâm trong “Cầu thang tối”, Quỳ trong “Người đàn bà mộng du”, Giao trong “Thung lũng hoang vắng”… và Hạnh đều là những phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống, tình yêu. Vậy làm sao để Ánh không lặp lại mình? Ánh quả quyết, mỗi vai diễn là một số phận. Cũng khổ đau dằn vặt đấy nhưng mỗi số phận đàn bà mang trong mình những nỗi đau riêng. Ánh tin mình tìm được cách thể hiện khác nhau đó, để “hình thù” nỗi đau không giống nhau. Cũng chưa phim nào Ánh có dịp trổ tài của cô diễn viên múa-nghề mà Ánh theo đuổi trước khi đến với điện ảnh-như phim này. Cảnh Ánh múa, nói đúng hơn là nhảy múa lên đồng. Hỏi vui Ánh, có phải sở trường của diễn viên múa được phát huy, Ánh cười vui mà rằng, sở trường là múa ballet cơ, còn đây là... nhảy múa như múa sạp. Hỏi Ánh, Hạnh có phải cạnh tranh với những diễn viên khác để đoạt giải ở LHP Dubai, Ánh nói: “Mỗi nhân vật trong phim của các nước bạn đều lạ lẫm và mang màu sắc riêng của đất nước họ, cả về số phận và câu chuyện kể, nên rất khó để nói ai hơn ai. Tôi có may mắn vì nhân vật tạo cho tôi nhiều đất diễn”.

Ngoài đời, Ánh là cô gái giản dị và dễ gần. “Hồng Ánh có cá tính mạnh mẽ. Mỗi lần chạy xe xa trong chuyến chiếu phim Trái tim bé bỏng, cô thường nói, “Để em lái xe cho”. Cô kể cho chúng tôi nghe việc cô học lái xe, người bạn đến đưa cô đi tập lái xe và cô lái xe đưa người bạn về nhà. Nếu bên Mỹ không có nhọc nhằn về việc bảo hiểm, chắc tôi cũng để cô đưa chúng tôi về nhà rồi. Hồng Ánh đam mê nghệ thuật, cá tính mạnh mẽ nhưng cô nấu ăn tuyệt vời! Mỗi khi về đến nhà, Hồng Ánh lo đồ ăn và chỉ sau một lát là trên bàn trình bày 3-4 món đồ ăn thơm phức, món nào cũng thấy ngon”, ông Trần Thắng-Chủ tịch IVCE, người đã tổ chức chương trình chiếu phim Trái tim bé bỏng tại các trường đại học ở Mỹ hồi giữa năm nay, kể lại.

Gần đây, Hồng Ánh còn thử sức ở vai trò phó đạo diễn nhưng cô thổ lộ, đó công việc mới mà cô yêu thích chứ cô không có ý muốn trở thành người đứng sau ống kính máy quay. Cuối năm ngoái, Ánh tốt nghiệp hệ tại chức của Trường ĐH SK&ĐA Hà Nội, khoa biên kịch. Đó là tấm bằng duy nhất trong nghề điện ảnh của Ánh. Năm nay, ngoài dự định tham gia một phim truyện nhựa và một vai diễn trên sân khấu, Ánh sẽ đảm nhận thêm vai trò nhà sản xuất cho một dự án phim. Hỏi Ánh có ôm ấp khát vọng trở thành đạo diễn, nhà biên kịch hay nhà sản xuất, cô khẳng định: “Trước mắt, Ánh vẫn chỉ là diễn viên mà thôi”.

Trong tháng 1-2009, Ánh sẽ lên xe hoa với nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn. Có nhiều kế hoạch nghề nghiệp nhưng cô diễn viên duyên dáng này sẽ không gác lại kế hoạch sinh con nếu được “trời cho”.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục